Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Trong nội dung bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh để cùng tìm hiểu về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa cũng như thái độ của tác giả khi được gọi vào kinh.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH, ngắn 1

(Trích Thượng kinh kí sự– Kí sự đến kinh đô)
LÊ HỮU TRÁC
 
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1:

* Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả : từ ngoài vào trong

  • Qua mấy lần cửa đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
  • Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực”. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp.
  • Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn cao và rộng. Tất cả đồ dùng trong phòng đều được sơn son thiếp vàng. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đặc nhân gian chưa từng thấy.

* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: 

  • Có rất nhiều người phục dịch trong phủ Chúa, trong “phòng trà” có đến bảy, tám người phục dịch.
  • Thấy quan Chánh đường đến, tất cả đều đứng dậy. Quan Chánh đường ngồi ghế trên, ở dưới mọi người ngồi theo thứ tự.
  • Trong bữa cơm: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ,...
  • Tất cả đều được làm theo lệnh thông qua quan Chánh đường

⇒ Khung cảnh hết sức trang nghiêm thể hiện uy quyền của phủ Chúa

* Cách nhìn và thái độ của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa: 

  • Thông qua những lời nhận xét trong tác phẩm tác giả Lê Hữu Trác đã ngầm thái độ của chính ông về sự xa hoa, phù phiếm ở phủ Chúa.
  • Lê Hữu Trác không đồng tình với cách sống nơi phủ Chúa. Đó là cách sống hưởng lạc xa xỉ, đầy tiện nghi nhưng đổi lại đó cũng chính là cuộc sống thiếu sinh khí, mất tự do.

Câu 2:

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm:

Tuy không được gặp trực tiếp Thánh thượng, nhưng qua một cái màn che quan  Chánh đường truyền lệnh cho Lê Hữu Trác lạy bốn lạy
- Thế tử cười: ông này lạy khéo !
Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch:  “Ở trong tối om, không có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy …”.
⟹ Lời văn của tác giả miêu tả cuộc sống xa hoa của phủ chúa Trịnh rất tự nhiên, không hề có chút phóng đại, cường điệu nào. 

Câu 3:

Qua cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến khi kê đơn đã cho ta thấy những phẩm chất của một người thầy thuốc giỏi:
- Là thầy thuốc có lương tâm, đức độ.
- Là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.
- Ông coi thường danh lợi, yêu thích cuộc sống giản dị, tự do, thanh cao...

Câu 4:

Thành công của đoạn trích phải kể đến bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của Lê Hữu Trác.
- Là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình.
- Kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư chân thực, sinh động.
- Những câu văn mang ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa sắc thái mỉa mai của người viết đối với sự xa hoa quá mức của phủ chúa.
 

SOẠN BÀI VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH, NGẮN 2

 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 

I. Tác giả

1. Tiểu sử
- Lê Hữu Trác (17207–1791), còn có tên là Lê Hữu Huân, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là thầy thuốc nổi tiếng và là nhà văn Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.
- Ông người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
- Không chỉ là một danh y, Lê Hữu Trác còn là một thầy giáo y học. Ông viết sách và mở trường truyền bá nghề thuốc cho các thế hệ lớp sau.

2. Sự nghiệp
- Sự nghiệp của Lê Hữu Trác được tập hợp trong bộ Y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y), gồm 66 quyển, biên soạn trong ngót bốn mươi năm, và được in toàn bộ vào năm 1866..
- Đây là một công trình kế thừa có phê phán và sáng tạo các trước tác y học của nhiều thế hệ, một công trình được xem là bộ “bách khoa toàn thư y học của thế kỉ XVIII.
- Bộ Y tông tâm lĩnh ngoài giá trị khoa học sáng ngời, còn có giá trị văn học rất đáng kể, không riêng gì những phần thơ văn trong đó mà ngay cả những phần tác giả ghi chép khoa học thuần tuý vẫn có sức rung cảm đối với người đọc như những tác phẩm văn chương. Trong đó Thượng kinh kí sự là tác phẩm đặc sắc nhất. .

II. Tác phẩm "Thượng kinh kí sự

1. Hoàn cảnh ra đời

- Tác phẩm được viết năm 1782, nhân chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm, tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được trở lại quê nhà.
- Thượng kinh kí sự được khắc in vào năm 1885, được xếp ở cuối bộ Y tông tâm lĩnh như là một quyển phụ lục.

2. Đặc điểm thể loại – Là tập kí sự viết bằng chữ Hán.
- Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Kí viết về hiện tại, viết về những điều mắt thấy tai nghe. Không gian và thời gian nghệ thuật của kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với những sự kiện và con người đang được đề cập tới.
- Kí sự chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình.
- Thượng tinh kí sự là tác phẩm kí đặc sắc, là đỉnh cao của kí trung đại Việt Nam và đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Những nội dung chính
- Là bức tranh sắc nét về đời sống xã hội kinh đô, đặc biệt là đời sống phố Chúa dưới thời Lê - Trịnh. Bằng việc xây dựng những bức kí hoạ dưới dạng phác lược, tác phẩm cho thấy cái nhìn chân xác, đầy màu sắc trữ tình hay hài hước trang nghiêm hay dí dỏm.
- Xây dựng nhiều mẫu người khác biệt, tác phẩm đã thấp thoáng hiện lên những điển hình của giai cấp thống trị với bản chất ích kỉ và bạc nhược.
– Là bức chân dung tự hoạ, nó cho ta tiếp xúc với con người Lê Hữu Trác, một con người trung thực, luôn xa lánh xã hội quan trỚC, thờ ơ với danh lợi, khinh ghét những kẻ ăn trên ngồi trốc, nhưng đồng thời cũng rất chân thành trong tình cảm, với bạn bè, với những kỉ niệm tuổi trẻ.

b. Quang cảnh của phủ Chúa
- Cảnh bên ngoài: + Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với “những hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”.
+ Ở mỗi cửa đều có người giữ cửa trình báo tên người muốn vào phủ và có vệ sĩ canh gác. Trong khuôn viên phủ chúa có điếm Hậu mã quân túc trực, người giữ của truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi..
- Cảnh nội cung: + Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “Quyển hồng”, “Gác tía” với hiệu son, võng điều, đề nghị trường sơn son thiếp vàng,và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng chén bạc.
+ Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. Nơi ở của thế tử có sập thiếp vàng, ghế rồng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân.
- Quang cảnh này tự nó nói lên quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà Chúa cùng nếp sống hưởng thụ cực kì xa xỉ của Chúa Trịnh Sâm và gia đình ông ta.

c. Cảnh sinh hoạt trong phủ Chúa
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa vừa trực tiếp, vừa gián tiếp được thể hiện qua sự quan sát và ghi chép tinh tế của tác giả.
+ Chúa Trịnh luôn luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không thấy được một chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại, xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải nín thở đúng chờ ở xa, khum num đến trước sập xem mach.
+ Thế tử mắc bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người hầu đứng hai bên. Thế tử chỉ mới năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem bệnh, tác giả phải quỳ lại bốn lạy, xem mạch xong phải lạy bốn lạy trước khi lui ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thể tử,

- Đoạn trích đã thể hiện sự quan sát, ghi lại, thể hiện tinh tế, sắc sảo của tác giả, những chi tiết dù nhỏ nhưng rất gây ấn tượng như việc thế tử, một đứa bé, ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc, một ông già quỳ lạy, rồi cười ban một lời khen "Ông này lạy khéo”..
- Phòng ở của thế tử được miêu tả rất tỉ mỉ khiến người đọc cũng cảm thấy ngột ngạt. Không cần giải thích cũng thấy được nguyên nhân căn bệnh của Trịnh Cán. Tác giả chú ý cả đến chi tiết bên trong cái màn, nơi Thánh thượng đang ngự, có mấy công nhân đang xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.
- Việc ăn chơi, hưởng lạc của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc mà không cần thêm một lời bình luận nào.
- Bài thơ của tác giả chứng minh rõ thêm sự quyền uy và giàu sang của phủ chúa: “Lính nghìn cửa vác đồng nghiêm nhặt / Cả trời Nam sang nhất là đây. Bài thơ trong Thượng kinh kí sự là một nét đặc sắc riêng của Lê Hữu Trác. Chúng khác với các bài thơ trong truyện truyền kì là góp phần trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả.

B. TỰ LUẬN.

Anh (chị) hãy cho biết thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả khi “Vào phủ chúa Trịnh”? Hình ảnh của bậc lương y gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?

a) - Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ Chúa Trịnh, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo, có thể thấy phần nào thái độ của người viết. .
+ Chứng kiến tận mắt cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tác giả nhận xét “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Trong bài thơ, ông viết “Cả trời Nam sang nhất là đây”.
+Khi được mời ăn cơm, tác giả nhận xét “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
+ Đường vào nội cung của thế tử được nhận xét là “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Cảnh nội cung cũng được miêu tả chi tiết như củng cố thêm cho những nhận xét của tác giả.
+ Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét “vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm, nên tạng phủ yếu đi.
- Qua một số chi tiết trên, có thể thấy rằng, mặc dù khen cái đẹp, cải sang nơi phủ chúa, nhưng tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này, và không đồng tình với cuộc sống quá xa hoa phung phí chốn thâm cung.

- Diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thể tử Trinh C diễn ra khá phức tạp,
+ Lê Hữu Trác hiểu rõ căn bệnh của thế tử, đưa ra những chấn đoán hơn : thuyết phục và có cách chữa bệnh đúng, nhưng lại sợ chưa có hiệu quả ngay sẽ được chứa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránh sự luỵ phiền này, bậc. lương y chọn đối sách là chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt.
+ Nhung ngay lập tức, Lê Hữu Trác lại có suy nghĩ, nếu làm như thế thì lại trả Với y đức, trái với lương tâm người thầy thuốc chân chính, phụ lòng kì vọng của cha ông.
+ Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người của người thầy thuốc đã thắng. Lê Hữu Trác đã gạt sang một bên những toan tính riêng tư để làm tròn trách nhiệm.
- Mặc dù quan Chánh đường ngần ngại, đa số thầy thuốc ở phủ chúa tỏ ý không đồng tình, nhưng Lê Hữu Trác vẫn thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh riêng và kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình. Điều này cho thấy bản lĩnh và tài năng y thuật của ông.

b) Những chi tiết về việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác đã cho ta thấy ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm..
- Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
- Đó là phẩm chất cao quý của một con người coi thường lợi danh, quyền quý. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang và việc hưởng thụ đang nằm trong tầm tay nhưng ông vẫn dửng dưng không mảy may rung động. Tâm hồn Lê Hữu Trác luôn hướng về cảnh trời tự do và nếp sống thanh đạm giản dị nơi quê nhà.
– Tư tưởng chủ đạo bao trùm toàn bộ tác phẩm là thái độ “chối bỏ” của tác giả đối với xã hội phong kiến đương thời.
- Là nét tâm lí tiêu biểu cho một số trí thức có nhân cách lúc bấy giờ. Họ chán con đường công danh, muốn xa lánh cảnh đời ô trọc, quay lưng lại sự mời mọc của giai cấp phong kiến để giữ mình cho trong sạch. . - Song ở Lê Hữu Trác, cách giải quyết không giống như một số nhà nho quay về ở ẩn là tìm thú vui trong cảnh nhàn, tìm lãng quên trong rượu và cảnh trí thiên nhiên. Ông biết tìm một giải pháp tích cực: “làm thuốc giỏi chẳng hơn là tu tiên tu Phật sao” (Tựa Y tông tâm lĩnh), và ông đã dám dứt bỏ công danh về sống giữa lòng nhân dân.

---------------------HẾT---------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-vao-phu-chua-trinh-38483n.aspx
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân và cùng với phần Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội để học tốt hơn

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh
Từ khoá liên quan:

Soan bai vao phu chua trinh

, soan bai trang 9 sgk ngu van 11, soan bai vao phu chua trinh ngan gon nhat,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Tổng hợp STT hay về công việc, những câu nói tạo động lực

    Khi cảm thấy thiếu động lực, thì những câu nói truyền cảm hứng sẽ là liều thuốc tinh thần giúp bạn vực dậy. Sau đây, Tải Miễn Phí sẽ chia sẻ những STT hay về công việc ý nghĩa nhất, bạn hãy chọn ra một câu nói khích lệ, tạo động lực để bản thân tìm kiếm công việc yêu thích.