Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

Thông qua những ghi chép khách quan, Vào phủ chúa Trịnh đã phản ánh chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Để nắm vững đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bên cạnh bài Phân tích Vào phủ chúa Trịnh các em không nên bỏ qua bài phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh dưới đây.

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

gia tri hien thuc cua vao phu chua trinh

Văn mẫu phân tích giá trị hiện thực của bài vào phủ chúa Trịnh hay, đặc sắc


I. Dàn ý Giá trị hiện thực của bài vào phủ chúa Trịnh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

2. Thân bài

a. Khung cảnh xa hoa nơi phủ chúa
- Đường đi quanh co, qua nhiều lần cửa
- Phủ chúa xa hoa, lộng lẫy với màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng -->  Nổi bật vẻ quyền uy, sang trọng
- Cuộc sống giàu có nhưng không khí ngột ngạt, thiếu tự do

b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
- Nhiều quy tắc, luật lệ nghiêm ngặt
- Chúa Trịnh được cung phụng, chăm sóc đặc biệt: Phi tần và thầy thuốc luôn túc trực bên cạnh
- Thầy thuốc trước và sau khi xem bệnh cho chúa phải lạy 4 lạy.

c. Thái độ của tác giả
- Coi thường danh lợi
- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang phú quý
- Không đồng tình trước cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa

3. Kết bài

Cảm nhận về giá trị hiện thực được thể hiện qua đoạn trích.
 

II. Bài văn mẫu Giá trị hiện thực của bài vào phủ chúa Trịnh

Mỗi xã hội đều có mặt tối của nó và ở đây luôn có kẻ thống trị và người bị trị. Thật vậy, dù xã hội có mục ruỗng thối tha đến đâu thì cũng không ảnh hưởng gì đến những kẻ cầm quyền, sau cùng cũng chỉ có những kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé họng bị chà đạp. Cuộc sống của bọn quan quân mất dạy tham lam vẫn cứ xa hoa ngày qua ngày và nó được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh". Đây là tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc vạch trần bộ mặt xã hội thối nát lúc bấy giờ.

"Vào Phủ chúa Trịnh" là đứa con đẻ của Lê Hữu Trác, là sự nhức nhối trong lòng của một con người lương thiện yêu thương con người. Trong tác phẩm, ông đã miêu tả chi tiết về sự xa hoa cũng như những điều mà ông tai nghe mắt thấy đến kinh ngạc. Đó là dịp ông đến kinh thành Thăng Long để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm, người được coi là có đời sống xa hoa nhất kinh thành lúc bấy giờ và tin đồn ác quái ấy đã đến được với tai ông. Nhưng khi tận mắt chứng kiến, khi được cảm nhận về cuộc sống ấy thì ông lại không khỏi bàng hoàng, mọi thứ còn hơn cả lời đồn khiến ông sững sờ đến không tưởng.

Mở đầu tác phẩm là khung cảnh hoành tráng, nguy nga diễm lệ của phủ chúa, đó là những hàng cây cao vút um tùm, mùi hương hoa thơm nức mũi, đâu đâu cũng có kẻ hầu người hạ túc trực. Mọi đồ vật trong phủ chúa đều sơn son thiếp vàng tráng lệ, có những thứ hình dáng mới lạ với kiểu cách xinh đẹp khiến người được chứng kiến như mở mang tầm nhìn. Là một thầy thuốc có tiếng, lại là người tự tin đã từng đi khắp nơi, chứng kiến hết mĩ cảnh nhân gian thế nhưng Lê Hữu Trác cũng phải cúi đầu trước vẻ xa hoa, kiều diễm của phủ chúa. Trên nhân gian không có gì phủ chúa không có nhưng chưa chắc thứ ở phủ chúa có mà ở ngoài kia đã có.

Đi hết cửa này đến cửa khác, được tận mắt nhìn thấy khung cảnh trong phủ chúa khiến ông bàng hoàng không tin nổi vào mắt mình, chẳng biết đây là nhân gian hay chốn thiên đường phú quý nào đó ở một thế giới khác nữa. Thế nhưng vị danh y ấy lại phải trầm trồ một lần nữa bởi quy cách sinh hoạt ở phủ chúa. Được mời đến chữa bệnh nhưng ông cũng chỉ được đi cửa sau, người hậu kẻ hạ ở phủ chúa nhiều vô kể, chưa kể điều đáng ngạc nhiên nhất là khi được dùng cơm ở chốn cao sang quyền quý này. Mọi thứ đều được làm bằng vàng, mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn thứ của ngon vật lạ ở trên đời, những mỹ vị nhân gian mà ông chưa một lần được nếm thử. Đời sống của phủ chúa hết sức xa xỉ, thật vậy, bối cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng rất rối ren, vua Lê nhu nhược chỉ xứng danh bù nhìn và mọi quyền lực đã rơi vào tay cha con chúa Trịnh, vậy là hắn tha hồ tác oai tác quái, hắn hưởng thụ một cuộc sống sung sướng bạc vàng mà chẳng hay dân chúng đang lầm than kêu khóc.

Cảnh cuộc sống ở phủ chúa mang giá trị tố cáo sâu sắc, đó là sự đối lập hoàn toàn với người dân nghèo khổ, họ bị chi phối về cả vật chất lẫn tinh thần, bị bóc lột đến tận cùng xương máu. Nhưng con giun xéo lắm thì cũng phải quằn, chịu nhiều áp bức, bóc lột đến thế vậy nên con người lao động nghèo khổ cũng biết nương tựa vào nhau để sống, để đấu tranh tìm lối thoát cho cuộc đời mình. Vậy là khắp nơi bắt đầu nổ ra các cuộc đấu tranh, tiếng khóc than oán hận nay trở thành vũ khí để con người đạp đổ cái chế độ thối nát ấy. Họ là những kẻ nghèo hèn bất hạnh đấu tranh để đòi lại công lý cho cuộc đời mình, họ muốn có cuộc đời của riêng họ, sống bình thường và không bị bóc lột, không phải đặt mạng sống nhỏ bé của mình lên trên miệng người khác.

Là một người sáng suốt cũng như có kiến thức sâu rộng, vậy nên Lê Hữu Trác đã nhanh chóng nhận ra được bản chất của giai cấp cũng như nhận thức được về bản chất của triều đình phong kiến để rồi ông kiên quyết không đặt chân vào chốn lầm than vinh nhục nơi quan trường. Ông chọn cách giấu đi tài nghệ của mình và muốn nhanh chóng thoát ra khỏi chốn hương mật phù phiếm để trở về sống một cuộc sống yên bình nơi núi rừng. Vàng bạc, tiền tài chẳng có nghĩa lý gì khi tâm hồn con người ta bị trói buộc, điều quý giá nhất của con người là tự do, chỉ khi có tự do con người mới thực sự gọi là sống.

Bức tranh phù phiếm về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa cũng được khắc họa qua bệnh tình của thế tử. Đó là một đứa trẻ tầm năm, sáu tuổi và bị mắc bệnh do ăn ở quá sướng. Nó hưởng mọi vinh hoa phú quý trên đời, sống một cuộc sống nhàn hạ đầy hưởng thụ vậy nên không phải hoạt động, ăn no, mặc ấm khiến tạng phủ yếu, thêm nữa là bệnh tật lâu ngày không khỏi dẫn đến héo mòn khí huyết, da khô, gầy gò và nổi đầy gân xanh. Cái căn bệnh đấy thật sự không khó chữa thế nhưng Lê Hữu Trác lại giấu cái tài của mình đi và chỉ đưa ra một phương thuốc hòa hoãn cho thế tử, ông sợ nếu chữa nhanh quá thì sẽ bị kìm hãm bởi danh lợi, đánh mất tự do, đánh mất lý tưởng sống của mình.

Khép lại bức tranh sinh động nhưng đầy ngang trái về cuộc sống nơi phủ chúa ta thấy thêm được về sự thối nát và bất công của xã hội lúc bấy giờ. Đó là cuộc sống của bọn cầm quyền, là cái xã hội hời hợt đem mạng sống của con người nghèo khổ làm trò đùa. Đâu đó khắp chốn là những tiếng than khóc, có máu và nước mắt đầy bất hạnh. Qua tác phẩm chúng ta cũng thấy được một danh y với tấm lòng nhân hậu và sáng suốt. Ông quyết không đánh đổi tự do của mình để đổi lấy danh lợi, vì sau cùng đó cũng chỉ là hư danh trước mắt còn tự do là cả cuộc đời.

------------------- Hết --------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/gia-tri-hien-thuc-cua-vao-phu-chua-trinh-42068n.aspx
Cùng với bài mẫu phân tích giá trị hiện thực trong bài vào phủ chúa Trịnh, các em có thể tìm hiểu bài Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Hoàn cảnh ra đời Vào phủ Chúa Trịnh cùng bài mẫu Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh hay, đặc sắc để ôn luyện kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết bài của mình.

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Hoàn cảnh ra đời Vào phủ Chúa Trịnh
Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Sơ đồ tư duy Vào phủ chúa Trịnh
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
Từ khoá liên quan:

Gia tri hien thuc cua Vao phu chua Trinh

, phan tich gia tri hien thuc cua bai vao phu chua trinh, cam nhan ve gia tri hien thuc trong bai vao phu chua trinh,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới