Dàn ý cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
1. Mở bài
Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và khái quát giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích
2. Thân bài
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nghi-ve-gia-tri-hien-thuc-sau-sac-cua-doan-trich-vao-phu-chua-trinh-47276n.aspx
- Tác giả Lê Hữu Trác đã ghi lại và phản ánh trong tác phẩm của mình đời sống xa hoa, giả dối và đầy thị phi của tầng lớp vua quan:
+ Quang cảnh xa hoa, lộng lẫy trong các dinh thự và phủ các
+ Vườn hoa với "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương"
+ Nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng.
+ "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy" cùng "mâm vàng, chén bạc"
- Giá trị hiện thực của tác phẩm còn được tạo nên thông qua những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
+ "có tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường" và "cáng chạy như ngựa lồng".
+ "người giữa cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi".
- Tác giả còn gián tiếp lên án và tố cáo đời sống xa hoa, bệnh hoạn của giới quý tộc, quan lại đương thời.
--> Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nên tính chân thực của "Thượng kinh kí sự" qua bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của tác giả.
--> Thông qua giá trị hiện thực của tác phẩm, độc giả còn thấy được giá trị nhân đạo ẩn chứa một cách sâu sắc.
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân.
+ Bức tranh về xã hội phong kiến đã được phác họa trong sự đối lập giữa đời sống của tầng lớp quan lại và cuộc sống của những người dân
3. Kết bài
Khái quát giá trị hiện thực của đoạn trích.