Dàn ý phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Vào phủ chúa Trịnh là những ghi chép khách quan của Lê Hữu Trác khi vào kinh thăm bệnh cho chúa Trịnh. Dàn ý phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh sẽ cùng các bạn tìm hiểu, phân tích bút pháp kí sự được tác giả sử dụng trong tác phẩm này.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y phan tich but phap ki su trong doan trich vao phu chua trinh

Dàn ý phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
 

I. Dàn ý phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và bút pháp kí sự trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh": Kí sự là một thể kí, ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh, một trong những kí sự nổi tiếng không thể không nhắc đến đó là "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác.

2. Thân bài

- Cách quan sát sự vật, sự việc tỉ mỉ, tinh tế
- Bút pháp miêu tả chân thực, sinh động
- Nội dung được ghi chép trung thực, phản ánh hiện thực
- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

3. Kết bài

Giá trị ý nghĩa bút pháp kí sự trong đoạn trích: Bài kí sự của Lê Hữu Trác có giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc, nó không chỉ đơn thuần là "nhật kí" của riêng ông mà nhờ có kí sự của ông, mọi người mới tường tận lối sống xa hoa của vua chúa, nó giống như một bản tố cáo tội ác của vua chúa khi mua vui hưởng lạc trên sự nghèo đói đau khổ của nhân dân.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Kí sự là một thể của loại hình kí, ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. Đã có rất nhiều tác giả gặt hái thành công với thể kí, một trong số đó là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với Thượng kinh kí sự. Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" nằm trong tập kí "Thượng kinh kí sự" và nằm ở cuối bộ "Hải thượng y tông tâm lĩnh", nhờ bút pháp kí sự đặc sắc của tác giả mà người đọc đã được thấy cuộc sống xa hoa, quyền uy và thế lực trong phủ chúa Trịnh.

Có thể nói, Lê Hữu Trác có lối viết kí sự rất tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể, bởi ngay những dòng đầu tiên của bài kí, ông đã ghi ngày tháng rất rõ ràng "Mồng 1 tháng 2", lại thêm thời gian vào "sáng tinh mơ". Những sự việc nhỏ như "tiếng gõ cửa rất gấp", "hơi thở hổn hển của người đầy tớ quan Chánh đường" cũng được ông ghi lại, chỉ vẻn vẹn trong một câu văn ngắn ngủi nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin, có người, có cảnh, có sự vật, sự việc diễn ra đồng thời và xen kẽ lẫn nhau rất chân thực...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-but-phap-ki-su-cua-le-huu-trac-qua-doan-trich-vao-phu-chua-trinh-51834n.aspx
 

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh
Dàn ý cảm nghĩ khi đọc bài Về thăm cố hương
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich but phap ki su cua Le Huu Trac qua doan trich Vao phu chua Trinh

, van mau lop 11 dan y phan tich doan trich vao phu chua trinh, dan y bai vao phu chua trinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Sang thu

    Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

    Phân tích bài thơ Sang thu là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 yêu cầu các em học sinh phải nêu cảm nhận của mình về nội dung bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Một số bài văn mẫu đề bài phân tích bài thơ Sang thu hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài làm tập làm văn của mình và đạt được điểm số cao.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Hướng dẫn đồng bộ Firefox, kích hoạt tính năng sync

    Bài viết dưới đây, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn kích hoạt tính năng đồng bộ Firefox để sử dụng trình duyệt lướt Web hiệu quả hơn.