Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Qua bài phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh các em không chỉ thấy được khung cảnh xa hoa nơi phủ chúa qua những nét miêu tả tinh tế mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả, một con người thanh cao, coi thường danh lợi phù phiếm.

Đề bài: Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

phan tich doan trich vao phu chua trinh

Văn mẫu phân tích tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh hay, đặc sắc

 

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Vào Phủ chúa Trịnh

2. Thân bài

- Quang cảnh trong phủ chúa:
+ Đường vào phủ quanh co, qua nhiều lần cửa
+ Khuôn viên phủ chúa luôn có quân lính túc trực
+ Bên trong phủ chúa xa hoa, lộng lẫy với gác tía, mâm vàng, chén bạc,…
-->  Quang cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy.

- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
+ Lời lẽ của người trong phủ chúa hết sức cung kính, lễ độ.
+ Chúa Trịnh được phục vụ được phục vụ tận tình, chu đáo:

  • Luôn có phi tần chầu chực, chăm sóc bên cạnh
  • Có bảy, tám thầy thuốc túc trực
  • Thầy thuốc vào xem bệnh phải quỳ lạy trước và sau khi khám bệnh

--> Cung cách sinh hoạt nhiều lễ nghi, thể hiện quyền uy tột đỉnh và sự xa hoa, lộng quyền của chúa Trịnh.

- Vẻ đẹp nhân cách của Lê Hữu Trác
+ Dửng dưng trước những vật chất xa hoa, cho rằng cuộc sống nơi phủ chúa quá no đủ nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
+ Xem thường danh lợi, quyền quý.
+ Trung thực trong cách chữa bệnh.

3. Kết luận

Khái quát ngắn gọn về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

 

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
 

1. Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, mẫu 1:

Chúng ta không chỉ biết đến Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà nghiên cứu y học nổi tiếng mà chúng ta còn biết đến ông với tư cách là một vị quan triều đình giỏi binh thư võ lược và là một nhà văn tài ba. Ông có biệt danh là Hải thượng lãn ông. Các tác phẩm của ông mang đậm màu sắc của y học nhưng đồng thời nó cũng mang những giá trị văn học tiêu biểu. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

Tác phẩm viết theo thể kí sự. Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.Đoạn trích được viết bằng chữ Hán miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp là Lê Hữu Trác được chúa Trịnh sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tứ Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.

phan tich vao phu chua trinh

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Đoạn văn đầu tiên tác giả miêu tả lên một bức tranh quang cảnh bên ngoài phủ chúa Trịnh. Quang cảnh ấy được tác giả đi miêu tả từ bao quát đến cụ thể từ ngoài vào trong. Tính chất kí trong bút pháp của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Và cứ thế hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên qua cái nhìn của tác giả thật sa hoa,tráng lệ. Nào là ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian. Rồi lại đến những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ. Tác giả cứ ngẫm mình như một tên nhà quê nghèo nàn lạc hậu lạc vào một chốn bồng lai tiên cảnh như thế này. Vốn không màng đến danh lợi nhưng tác giả vẫn không thể không thốt lên lời khen cho vẻ đẹp nơi đây. Đến hậu hậu mã thì lại càng đẹp hơn nào là cột và bao lươn lượn vàng, nào là nhà đại đường cũng vàng nôt, tất cả các cột đều vàng hết, nhìn vừa trang trọng cổ kính lại vừa đẹp nên thơ. Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt...tất thảy những thứ ấy làm cho phủ chúa thêm lung linh huyên ảo biết bao nhiêu. Tác giả ngẫu hứng làm nên mấy câu thơ về phủ chúa Trịnh:

"Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây...
... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào."

Chính vì những sang giàu như thế mà nhân dân phải cực khổ biết bao nhiêu. Điều đã cho thấy chúa Trịnh Sâm không hề mảy may đến cuộc sống của nhân dân chỉ biết bóc lột họ để xây nên nhưng thành quách cột vàng đẹp như thế này. Cây cối chim kêu, cột vàng... mọi thứ ấy không biết là bao nhiêu mỗ hôi nước mắt của nhân dân. Những cung cách trong cung cũng cho thấy phủ chúa là nới tôn kính vô cùng, những người lính ở đó mỗi người một việc, lời lẽ thì hết sức cung kính. Thế tử chỉ là một đứa bé sáu tuổi nhưng muốn thế tử cởi áo để khám bệnh thì ngự y phải lạy bốn cái mới được khám. Đến khi tác giả được mời cơm thì than ôi toàn những món của ngon vật lạ.

Có thể thấy chúa trịnh là nơi rất uy nga lộng lấy nhưng tác giả cũng phê phán thói sóng quá giàu sang, quá đầy đủ tiện nghi mà thiếu đi sinh khí tự do. Chính đó là nguyên nhân gây ra bệnh của thế tử.

Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi và diệt vong. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc, thế nhưng nếu chữa bện cầm chừng cho thái tử thì lại không đúng với lương tâm của người thầy thuốc vì thế cho nên ông quyết định chữa bệnh cho thế tử. Mặc cho những ý kiến khác của các ngự y ông vân quyết giữ vững lập trường của mình.

Đoạn trích đã vẽ nên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh qua đó bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Qua đó ta càng thấy lối sống xa hoa của những bậc vua chúa ngày xưa và thêm kính trọng người thầy thuốc, nhà kí sự tài ba Hãi Thượng Lãn Ông.

-------------- HẾT BÀI 1 --------------

Bên cạnh Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh hay phần Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù để ôn tập và củng cố kiến thức Ngữ Văn của mình.

 

2. Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, mẫu 2:

Thời xưa những người tài giỏi thì thường chúa ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao"

Có thể nói rằng sự lánh đục tìm trong ấy là cách xuất xử của biết bao nhiêu bậc nho sĩ, người tài. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng vậy, chúng ta được biết đến ông là một người lười làm quan, biếng danh lợi. Về ở ẩn ông không những là một người thầy thuốc giỏi mà còn là một nhà văn. Tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là tác phẩm vào phủ chúa Trịnh. Trong tác phẩm này Lê Hữu Trác đã phê phán những thói ăn chơi xã đọa của bậc vua chúa. Nơi đây không khác gì cho những bậc thánh ở.

Đoạn trích được rút trong tập thượng kinh kí sự, là một quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, đánh dấu sự phát triển của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký). Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn.

Vào phủ chúa trịnh ghi lại thời điểm: Sau khi ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này.

Nhà văn đi vào chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán và thu vào mắt mình cái quang cảnh và cung cách trong phủ chúa Trịnh.

Trước hết là quang cảnh trong phủ chúa Trịnh, thu vào mắt tác giả là những quang cảnh của cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm. quả thật đây là một nơi sang trọng bậc nhất thiên hạ. Vào phủ chúa phải trải qua biết bao nhiêu là cửa sự trang nghiêm nơi đây thật sự khiến cho người ta rụt rè chân bước " Hậu mã quân thúc trực" để cho chúa sai việc. Bên trong cửa phủ thì có những "đại đường", "quyền bổng", "gác tía" với kiệu son, võng nghi lộng lẫy. tất cả mọi thứ đều được mạ vàng. Từ những chiếc cột cho đến những mâm bát chén cũng đều như được dát vàng. Ở đây ta thấy được những cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Không hiểu tại sao sống trong cảnh giàu sang vinh hoa ấy mà Trịnh Cán lại có thể bị bệnh cơ chứ.

Cái sự sang trọng ấy được nhà văn miêu tả và nhận xét là "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Đến nội cung của Thế tử thì phải qua biết mấy lần trướng gấm. Trong căn phòng của thế tử cũng có nhiều thứ rất sang trọng mà người đời mấy ai được xem qua. Nào là trướng là gấm rồi lại đến những sập cũng sơn son thiếp vàng, ghế rồng hương hoa bay ngào ngạt. Có thể nói đây chính là thiên đường trên mặt đất không đâu sánh bằng cái vẻ nguy nga lộng lẫy ấy. Thật sự là khiến cho người ta đau lòng vì khi nhân dân thì đang khổ sở với cuộc sống thì chúa cái người mà đứng ra cai quản lại có thể ăn chơi xa đọa trước những vất vả của nhân dân như vậy. Thử hỏi rằng triều đại ấy cái trị được bao nhiêu lâu, ngồi mát ăn bát vàng không lo cho dân chúng thì liệu có bền được không?.

phan tich bai vao phu chua trinh

Hướng dẫn Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh 

Không chỉ quang cảnh mà đến cung cách trong cung cũng được nhà văn chú ý miêu tả. nào là "đầy tớ chạy trước hết đường", rồi lại đến "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Quả thật đây đúng là một chốn lao xao mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói. Lời nói của mọi người khi nhắc đến thế chúa và thế tử đều rất cung kính, lễ độ. Riêng chúa Trịnh lúc nào cũng có những cung tần mĩ nữ xung quanh để hầu hạ. Chúa giống như những bậc thánh khiến cho nhà văn cũng không được gặp mặt chúa mà chỉ làm theo chỉ dẫn để vào cung thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán mà thôi. Khi xem bệnh xong thì không được trao đổi với chúa mà phải viết giấy khai đưa lên. Còn riêng phần thế tử thì khi bị bệnh lại có rất nhiều tầm bảy, tám ngự y thúc tục vây quanh. Không những thế nếu muốn khám bệnh cho thế tử thì những ngự y kể cả đã già lắm rồi cũng phải quỳ lạy dưới một đứa trẻ con. Không chỉ vậy mà người gọi chúa Trịnh là thánh thượng, các chữ "thánh" ấy phải chăng chúa Trịnh đang quá lạm dụng quyền hành của mình.

Trước những quang cảnh và cung cách trong phủ chúa ấy khiến cho tác giả thể hiện quan điểm của mình. Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ của giàu sang phú quý bởi vì nó được xây đắp bởi xương máu của nhân dân làm ra. Và tác giả dùng những câu văn thể hiện sự không đồng tình của cảnh sống xa hoa nơi đây. Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy : Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy. Thế tử Trịnh Cán bị bệnh là do nơi đây quá đầy đủ khiến cho con người không thể khỏe mạnh bình thường được. Khi các ngự y không đồng tình với đơn thuốc mà tác giả kê thì ông đã nhất quyết bảo vệ đơn thuốc ấy. Chính vì thế mà các ngự y khác phải khâm phục trước kiến thức và tài năng của nhà văn.

Qua đây ta thấy Lê Hữu Trác đã phơi vẽ những gì có trong phủ chúa Trịnh. Dường như ta cảm nhận được rõ cuộc sống xa hoa ở đây cũng như cung cách của con người trong phủ chúa. Thế nhưng có ai biết rằng sự xa hoa ấy là chính nhân dân khổ cực bị chúa bóc lột đến tận xương hay không. Thế mà chúa vẫn sống đàng hoàng như thế quả thật không chấp nhận được.

 

3. Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, mẫu 3:

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

"Vào phủ chúa Trịnh" là một đoạn trích được rút ra từ "Thượng thư kí sự" của tác giả Hải Thượng Lãn Ông -Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh cũng như quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

Tác phẩm viết trong bối cảnh khi những vị quan thanh liêm đều tìm cách lui về ở ẩn giữ được lối sống thanh cao của mình. Chính vì những người tài giỏi thì thường chúa ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Bao nhiêu bậc nho sĩ, người tài. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng vậy, chúng ta được biết đến ông là một người lười làm quan, biếng danh lợi. Về ở ẩn ông không những là một người thầy thuốc giỏi mà còn là một nhà văn. Trong tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" này Lê Hữu Trác đã phê phán những thói ăn chơi xã đọa của bậc vua chúa. Nơi đây không khác gì cho những bậc thánh ở.

bai van phan tich doan trich vao phu chua trinh

Những vài văn mẫu Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay nhất

Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" ghi lại thời điểm sau khi Hải Thượng Lãn Ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này. Qua đây tác giả có cơ hôi chiêm ngưỡng và chứng kiến sự giàu có xa hoa và cung cách làm việc nơi phủ chúa. Trước hết là quang cảnh trong phủ chúa Trịnh, đập ngay vào mắt tác giả là những quang cảnh của cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm. quả thật đây là một nơi sang trọng bậc nhất thiên hạ. Bên cạnh đó vào phủ chúa phải trải qua biết bao nhiêu là cửa sự trang nghiêm nơi đây thật sự khiến cho người ta rụt rè chân bước " Hậu mã quân thúc trực" để cho chúa sai việc. Không chỉ dừng lại đó bên trong cửa phủ thì có những "đại đường", "quyền bổng", "gác tía" với kiệu son, võng nghi lộng lẫy, tất cả mọi thứ đều được mạ vàng. Từ những chiếc cột cho đến những mâm bát chén cũng đều như được dát vàng. Cuộc sống ở đây quả thực xa hoa bậc nhất .

Sự sang trọng mà hiển diện trong phủ chúa được tác giả miêu tả và nhận xét là "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Khi tác giả bước chân đến nội cung của thế tử thì phải bước qua mấy lần trướng gấm. Trong căn phòng của thế tử cũng có nhiều thứ rất sang trọng mà người đời mấy ai được xem qua. Trướng gấm, những sập cũng sơn son thiếp vàng, ghế rồng hương hoa bay ngào ngạt. Sự giàu có của phủ chúa không thể nói hết trong một hai câu, có thể những gì viết ra chỉ lột tả hết một phần của sự nguy nga tráng lệ nơi đây. Cảnh tượng ấy thật sự là khiến cho người ta đau lòng vì khi nhân dân thì đang khổ sở với cuộc sống thì chúa cái người mà đứng ra cai quản lại có thể ăn chơi xa đọa trước những vất vả của nhân dân như vậy.

Không chỉ có quang cảnh ở đây lộ vẻ xa hoa mà ngay cả tới người hầu kẻ hạ cũng ra vào tấp lâp "đầy tớ chạy trước hết đường", rồi lại đến "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Lời nói của mọi người khi nhắc đến thế chúa và thế tử đều rất cung kính, lễ độ. Riêng với chúa Trịnh lúc nào cũng có những cung tần mĩ nữ xung quanh để hầu hạ. Chúa giống như những bậc thánh khiến cho tác giả cũng khó mà gặp mặt chúa mà chỉ làm theo chỉ dẫn để vào cung thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán mà thôi. Khi xem bệnh xong thì không được trao đổi với chúa mà phải viết giấy khai đưa lên. Còn riêng phần thế tử thì khi bị bệnh lại có rất nhiều tầm bảy, tám ngự y thúc tục vây quanh. Cung cách khám bênh ở phủ chúa , những ngự y ở đây, muốn khám bệnh cho con chúa thì đều phải quỳ lạy dưới chân của một đứa bé. Không chỉ vậy mà người gọi chúa Trịnh là thánh thượng, các chữ "thánh" ấy phải chăng chúa Trịnh đang quá lạm dụng quyền hành của mình.

Những quan điểm của tác giả cũng được bộc bạch qua cách miêu tả quang cảnh và cung cách ở trong phủ chúa Trịnh. Những câu văn của tác giả như dửng dưng trước sự quyến rũ của giàu ó xa hoa nơi đây và giọng điệu trong đoạn trích thể hiện thái độ không đồng tình mà lớn hơ là trái ngược với những gì lẽ ra một người cận thần mong muốn nhận bổng lộc nên làm. Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy: Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy.

Qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh Qua tác giả đã phơi bày cuộc sống xa hoa ở đây cũng như cung cách của con người trong phủ chúa. Sự xa hoa ấy không phải là một lời khen ngợi , ca ngợi sự nguy nga ở đây mà chính là nói lên sự thực sự tráng lệ đó là chính nhân dân khổ cực bị chúa bóc lột đến tận xương hay không.

---------------- HẾT -------------------

Ngoài ra, chương trình Ngữ văn lớp 11 còn rất nhiều tác phẩm hay, phổ biến mà các em học sinh cần đặc biệt lưu tâm nhưPhân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, Phân tích truyện Chí Phèo, Phân tích Bài ca ngất ngưởng ,... Thường xuyên tham khảo dàn ý, các bài văn mẫu hay, tuyển chọn, điểm số môn Ngữ văn trên lớp của các em sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-trich-vao-phu-chua-trinh-41147n.aspx

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy Vào phủ chúa Trịnh
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
Dàn ý giá trị hiện thực trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Cảm nhận về đoạn văn Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh ký sự
Từ khoá liên quan:

phan tich doan trich Vao phu chua Trinh

, phan tich tac pham vao phu chua Trinh, phan tich bai vao phu chua Trinh lop 11,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Ma trận trong MATLAB là gì? Các lệnh và cách sử dụng

    Ma trận trong MATLAB là công cụ giúp xử lý dữ liệu, đặc biệt trong các bài toán kỹ thuật. Tìm hiểu cách sử dụng ma trận trong MATLAB để nâng cao kỹ năng lập trình của bạn ngay hôm nay.