Dàn ý giá trị hiện thực trong bài Vào phủ chúa Trịnh

Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến các em học sinh dàn ý giá trị hiện thực trong bài Vào phủ chúa Trịnh để các em hiểu rõ hơn giá trị nội dung của tác phẩm cũng như trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết dàn ý cho bài văn nghị luận văn học đã học.

Dàn ý Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Khái quát vài nét về xã hội phong kiến.
- Nêu vấn đề: Giá trị hiện thực của tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh.

2. Thân bài
- Nhân sự kiện Lê Hữu Trác được lệnh vào cung chữa bệnh cho Thế tử, được tận mắt chứng kiến, cảm nhận về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, ông đã ghi chép lại.
- Khung cảnh hoành tráng, nguy nga nơi phủ chúa:
+ Những hàng cây cao vút, um tùm, mùi hương hoa thơm nức mũi.
+ Đâu đâu cũng có kẻ hầu người hạ túc trực.
+ Mọi đồ vật trong phủ chúa đều được sơn son thiếp vàng tráng lệ, có những thứ hình dáng mới lạ, kiểu cách xinh đẹp.
=> Từng đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều mĩ cảnh nhân gian, vậy nhưng Lê Hữu Trác cũng phải cúi đầu trước vẻ xa hoa, kiều diễm của phủ chúa.
- Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: 
+ Được mời đến chữa bệnh nhưng tác giả cũng chỉ được đi cửa sau, qua nhiều lần cửa mới đến nơi Thế tử nằm, chào hỏi khép nép...
+ Người hầu kẻ hạ ở phủ chúa nhiều không kể xiết.
+ Khi được mời dùng cơm trong phủ chúa: Mọi thứ đều được làm bằng vàng, bạc; đồ ăn toàn của ngon vật lạ, những mĩ vị nhân gian mà ông chưa một lần nếm thử.
=> Đời sống của chúa Trịnh hết sức xa xỉ, tha hồ hưởng thụ cuộc sống nhung lụa mặc lời kêu khóc lầm than của dân chúng.
- Bức tranh phù phiếm về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa được khắc họa rõ nét qua căn bệnh của thế tử: Một đứa trẻ tầm 5, 6 tuổi an nhàn hưởng thụ mọi vinh hoa phú quý trên đời, không phải hoạt động, ăn no, mặc ấm => Tạng phủ yếu, bệnh tật lâu ngày không khỏi dẫn đến héo mòn khí huyết, da khô, gầy gò, nổi đầy gân xanh
=> Mặc bệnh do ăn ở quá sung sướng. 
=> Chính sự đối lập giữa cuộc sống xa hoa, tráng lệ, ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh với đời sống nghèo khổ lầm than của nhân dân lao động đã nổ ra các cuộc đấu tranh đứng lên đòi lại công lí cho mình. 

3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Đánh giá về thái độ, tình cảm của Lê Hữu Trác qua việc phản ánh hiện thực. 

>> Xem bài mẫu: Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh

----------------------HẾT------------------------

Trong tuần học thứ 1, chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, các em đã được học tác phẩm Vào phủ Chứa Trịnh. Tác phẩm là một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả bên cạnh Dàn ý giá trị hiện thực trong bài Vào phủ chúa Trịnh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Cảm nhận về đoạn văn Vào phủ chúa Trịnh , Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh, Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-gia-tri-hien-thuc-trong-bai-vao-phu-chua-trinh-47268n.aspx

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Dàn ý phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Từ khoá liên quan:

dan y gia tri hien thuc trong bai vao phu chua trinh

, dan y phan tich gia tri hien thuc qua bai vao phu chua trinh, dan y cam nhan cua em ve gia tri hien thuc qua doan trich vao phu chua trinh,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện

    Với lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện ý nghĩa, truyền được cảm hứng cho thế hệ trẻ nên cứ vào ngày 26/3 lại được cất lên. Các bạn có thể xem lời bài hát này để có thể hát theo, giúp chương trình diễn ra tốt đẹp, hào hùng hơn.