Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Nội dung Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sẽ giúp các em hiểu được khái niệm ngôn ngữ, lời nói, những phương thức biểu hiện của ngôn ngữ chung, những biểu hiện của lời nói cá nhân cũng như vận dụng được lí thuyết vào giải những bài tập cụ thể.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN NGẮN NHẤT, MẪU 1:

LUYỆN TẬP 

Bài 1: 

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê) 

- “Thôi” là từ chỉ sự kết thúc một việc nào đó
- “Thôi” in đậm trong câu thơ là hư từ được Nguyễn Khuyến sáng tạo dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt sự xót xa, mất mát quá lớn.

Bài 2: Nhận xét cách sắp đặt thứ tự các từ trong hai câu thơ sau của Hồ Xuân Hương:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

- Đổi trật tự các cụm từ:
+ Đá mấy hòn ⟶ mấy hòn đá
+ Rêu từng đám ⟶ từng đám rêu

- Đổi trật tự các thành phần câu: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ
+ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám ⟶ Từng đám rêu xiên ngang mặt đất
+ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn ⟶ Mấy hòn đá đâm toạc chân mây

Bài 3: 

Ví dụ: Một điện thoại Iphone là sự hiện thực hóa của loại máy truyền phát tín hiệu. Nó mang đầy đủ đặc điểm chung của loại máy này (kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông,... song nó cũng mang đặc điểm riêng của thương hiệu). 
 

SOẠN BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN, MẪU 2:

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ tồn tại trong kí ức, trong bộ nhớ của mỗi con người với tư cách là những chuẩn mực chung, thống nhất của xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo hiệu lực giao tiếp tối ưu của nó trong cộng đồng ở một thời kì nhất định.
- Chuẩn mực ngôn ngữ là hệ thống ngôn ngữ đã được xã hội lựa chọn và củng cố trong quá trình hoạt động ngôn ngữ suốt một thời gian dài.
- Ngôn ngữ chung được coi là hệ thống mẫu mực trong các biến thể, được mọi người thừa nhận và sử dụng trong giao tiếp.

2. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
- Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản (nói hoặc viết) để giao tiếp.
– Nó mang dấu ấn cá nhân, là kết quả sáng tạo của cá nhân, là nơi thử nghiệm xác lập những nhân tố mới.
- Những nhân tố mới này được củng cố qua thời gian, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ chung.

3. Phương thức biểu hiện của ngôn ngữ chung
Đó là hệ thống của:
- Những yếu tố chung:
+ Các âm (a,e,i,...) và các thanh (huyền, sắc, ngang)
+ Các tiếng do sự kết hợp của các âm và thanh theo những nguyên tắc nhất định (người, núi, sông,...).
+ Các từ (đất, nước,...) và ngữ (cay như ớt, cao như núi,...) cố định. - Những qui tắc cấu tạo các loại câu: câu đơn, cậu phức, câu ghép... - Những phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Những qui tắc và phương thức chung về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách...

4. Những biểu hiện của lời nói cá nhân
Đó là hệ thống của:
- Giọng nói cá nhân.
- Vốn từ ngữ cá nhân.
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
- Việc tạo ra các từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng chung, phương thức chung.

5. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Đây là quan hệ hai chiều
- Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để hình thành và tiếp thu lời nói, Không có ngôn ngữ chung thì lời nói cá nhân sẽ không thể tồn tại và phát triả
- Lời nói cá nhân tạo ra những biến đổi, những sắc thái mới lạ cho. ngữ chung của xã hội. Không có ngôn ngữ cá nhân thì không thể có c, triển của ngôn ngữ xã hội.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trong bài “Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến viết: Bác Dòng thôi đã thôi rồi Nộc mây man mác ngậm ngùi lòng ta Từ “thôi” in đúng được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

- Hai câu thơ trên không có từ nào quá xa lạ với người đọc. Song từ thôi thế hai của câu thơ đầu được dùng với nghĩa chuyển.
- Nghĩa gốc của từ thôi: chấm dứt, kết thúc, ngưng nghỉ một hoạt động nào đó. Ví dụ: Chúng tôi đã thôi làm công việc đó.
- Từ thôi trong câu thơ Nguyễn Khuyến được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống.
- Cách dùng này là một sáng tạo riêng của Nguyễn Khuyến, nó góp phần thể hiện những biến tấu về tâm trạng và tình cảm của tác giả trong một văn bản nghệ thuật. Nó mang dấu ấn cá nhân của tác giả. 2. Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình) - Cách sắp đặt các từ trong hai câu thơ trên thể hiện những sáng tạo riêng của nữ sĩ Xuân Hương:
+ Tác giả đổi trật tự của các cụm danh từ: danh từ trung tâm đều được đảo lên trước tổ hợp từ Mấy hòn đá đổi thành đá mấy hòn. Từng đám rêu đổi thành rêu từng đám.
+ Đổi trật tự của các thành phần câu: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ (Cách sắp xếp quen thuộc: Rêu từng đám xiên ngang mặt đất - Đá mấy hòn đâm toạc chân mây).
- Các thủ pháp nghệ thuật trên đã góp phần diễn tả một cách sinh độ 5 sức sống, sự trỗi dậy của bức tranh thiên nhiên. Đó không phải là bức tranh ngoại cảnh mà là bức tranh của tâm trạng, nó diễn tả những bứt phá vốn 04 nén, ý thức phản kháng muốn vượt lên số phận đã đem đến phong vị nào những vần thơ miêu tả về thiên nhiên trong thơ Trung đại.

3. Từ trong trong câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Cảnh khuya) được chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng với nghĩa như thế nào?
- Thông thường từ trong được sử dụng đi kèm với suối để chỉ sự đục, trong của nước; sự cảm nhận ở đây bằng vị giác.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng tính từ trong để diễn tả sự trong trẻo, không có tạp âm của tiếng suối chảy. Giác quan tiếp nhận ở đây là thính giác. Đây là một sự sử dụng sáng tạo, thể hiện được tâm hồn tinh tế của một nghệ sĩ và là người yêu thiên nhiên cảnh vật, đất nước, con người thiết tha.

-----------------------HẾT-------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội và cùng với phần Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh để học tốt hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-ngon-ngu-chung-den-loi-noi-ca-nhan-38484n.aspx
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 11, phần bài Soạn bài Tự tình và nội dung chi tiết Phân tích bài thơ Tự tình là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Những câu nói ngôn tình hay, ngọt ngào, hài hước
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Cá sấu sợ cá mập
Chứng minh câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở
Từ khoá liên quan:

Soan bai Tu ngon ngu chung den loi noi ca nhan trang 13 SGK Ngu Van 11

, soan bai tu ngon ngu chung den loi noi ca nhan ngu van 11, tu ngon ngu chung den loi noi ca nhan ly thuyet,
SOFT LIÊN QUAN
  • Speak and Translate

    Nói và dịch ngôn ngữ nước ngoài

    Speak and Translate là phần mềm dịch tiếng Việt sang tiếng Anh chuẩn dành cho người dùng thường xuyên có nhu cầu dịch thuật, đồng thời cung cấp tiện ích từ điển trực tuyến cho người dùng để học ngoại ngữ. Speak and Translate kịp thời sẽ bắt được giọng nói của bạn và sẽ dịch nó sang ngôn ngữ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của tất cả các loại bản dịch giọng nói.

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Sắp xếp hay sắp sếp, từ nào đúng chính tả?

    Sắp xếp hay sắp sếp? Đâu là cách viết đúng? Tìm hiểu sự khác biệt giữa hai cách viết này để tránh nhầm lẫn.