Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Các em hãy cùng tham khảo phần soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện để nắm được những đặc trưng cơ bản của các thể loại văn học, biết cách phân loại thơ theo đặc điểm, cách thức tổ chức.
Mục Lục bài viết:
Bài soạn số 1
Bài soạn số 2


SOẠN BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

1. Đặc trưng cơ bản của các loại hình văn học
soan bai mot so the loai van hoc tho truyen

2. Thể loại của các loại hình văn học

soan bai mot so the loai van hoc tho truyen
 

3. Lập bảng về các loại thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện và các đặc điểm, tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nó
 

soan bai mot so the loai van hoc tho truyen
 

4. Lập bảng về các loại thơ được phân loại theo cách thức tổ chức và các đặc điểm của nó

soan bai mot so the loai van hoc tho truyen

5. Những yêu cầu khi đọc thơ.
- Tìm hiểu xuất xứ, những vấn đề bên ngoài có liên quan đến bài thơ
- Cảm nhận ý thơ (là tìm hiểu nội dung, hình thức của bài thơ).
- Lí giải, đánh giá là tìm ra giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của bài thơ.
 

6. Xác định các thể loại truyện Bộ phận văn học
soan bai mot so the loai van hoc tho truyen
 

7. Những yêu cầu khi đọc truyện:
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác .
- Phân tích diễn biến của cốt truyện.
- Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện.

8. Người kể chuyện được xác định ở những ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất (xưng tôi), như người kể trong Vi hành...
- Ngôi thứ ba (giấu mặt), như người kể trong Hai đứa trẻ, Chí Phèo...

9. Khái niệm cốt truyện
Là chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố... xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

10. Cốt truyện có năm thành phần, cụ thể:
Mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.

11. Nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện cần chú ý tới các yếu tố:
- Người kể ở ngôi nào, giọng điệu kể, điểm nhìn, cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện, lời văn...

12. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có những nét đặc sắc sau:
- Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc. Đó là vẻ đẹp của thu thủy (nước thu), thu thiên (trời thu), thu diệp (lá thu), ngư ông (người câu cá).
- Tác giả sử dụng tối ưu bút pháp của thơ cổ điển, lấy động để diễn tả tĩnh.
- Tuy nhiên mùa thu ở đây là điển hình bậc nhất cho mùa thu của làng quê Việt Nam.
- Cảnh sắc mùa thu với chiếc ao thu nhỏ quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ.
- Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế: nét thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu...
- Sự hòa phối của màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy. Chỉ thoáng một chiếc lá vàng gọi hồn thu trong văn chương sách vở, còn lại toàn màu xanh dân dã, mang đậm nét quê.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả đầy sáng tạo: các từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm; những tính từ và các từ chỉ mức độ như lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vắng teo, quanh co, việc lựa chọn vần “eo” gợi cảm nhận một cái gì mỗi lúc một thu hẹp lại.
- Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu Nguyễn Khuyến.

13. Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Tác phẩm không có cốt truyện kịch tính năm thành phần. Dĩ nhiên là vẫn còn cốt truyện, nhưng là kiểu cốt truyện hiện đại, không đòi hỏi sự gay cấn, li kì, hấp dẫn của dạng kịch tính. Thay vào đó ngôn ngữ mang đậm tính chất thơ. Toàn bộ toát lên bầu không khí trữ tình về thân phận cơ hàn của bao kiếp người nơi phố huyện nghèo.
- Lời kể bộc lộ niềm xót thương cho những con người nhỏ bé nghèo khổ. Lời kể luôn tồn tại ở xu thế hướng nội (nội tâm của người kể và của cả nhân vật Liên) với nhiều đoạn hồi cố hướng về ánh sáng kí ức với những ngày tháng tươi đẹp đã phôi pha.
- Tác phẩm gồm có chín nhân vật: Liên, An, chị Tí, cụ Thi, bác Siêu, VỢ chồng xẩm, thằng con xẩm và thằng con chị Tí. Đây là những nhân vật được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.
- Ngoài ra cũng còn có chừng mười đến mười lăm người nữa được nhắc đến với tư cách là nhân vật thoáng qua: bà lão móm, bác phở Mĩ, ông Cửu, bà Lực, cụ Chi, chú lính, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo; hai, ba bác phu; hai, ba người mang đèn đón chủ,... Nếu xét về nghề nghiệp thì phố huyện hiện lên gần đủ một cơ cấu hành chính thu nhỏ: quân đội, quan chức, giáo viên, phu, người giúp việc, người buôn bán, người ăn xin, người điên say rượu,... Cái thiếu của Hai đứa trẻ là một nhân vật quyền uy, giàu sang, sung túc... Còn cái thừa của truyện là quá nhiều người nghèo, những người dường như chỉ sống vào chút hi vong thoảng qua rất nhanh: chuyến tàu từ Hà Nội về...
- Liên là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Do sớm tần tảo với cuộc đời nên ở cô có nết chăm chỉ, mối âu lo thường trực.
- Cũng không vì khổ cực mà hai chị em Liên (và có lẽ là mọi người nơi phố huyện) nguôi ước mơ về cuộc đời đầm ấm. Cuộc đời đó hiện diện qua biểu tượng ánh sáng. Họ hướng về, nói đúng hơn là hai chị em hướng về bất cứ ánh sáng nào lọt vào mắt họ.
- Phải yêu lắm cái phố huyện nghèo kia thì mới hiểu hết được tại sao “con đường mấp mô thêm”, tại sao “cái hòn đá nhỏ” kia chỉ được nhận có một phần ánh sáng. Đây cũng chính là cảnh ngộ, tâm trạng Liên: ở nơi phố huyện vẫn khôn nguôi nhớ Hà Nội, cuộc sống buồn khổ vẫn không quên hương vị kem Bờ Hồ, phở Hà Nội, ngồi trong bóng tối vẫn luôn hướng về ánh sáng.
- Vì cái ánh sáng đó, vì nỗi truân chuyên của bao cuộc đời ngoài kia, vì cám cảnh cho chính thân phận mình nên dẫu đôi khi “tâm hồn Liên yên tĩnh” song vẫn có “những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
- Hình khối, âm thanh đến sắc màu đều vận động. Chiều vận động sang đêm, đêm vận động đến khuya; “trống thu không” đến “trống cầm canh”... tất cả mọi chuyển động ấy đều làm nền để ấn tượng đăng quang. Vẫn là ánh sáng, nhưng là ánh sáng di động. Từ xa là chấm sáng đến gần là luồng sáng. Từ xa là con tàu, gần hơn và cận kề là con tàu- ánh sáng. Con tàu mang niềm tin tương lai đến cho phố huyện.
 

SOẠN BÀI 2: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1: Loại và thể loại trong văn học 
Loại là phương thức tồn tại chung, thể là sự hiện thực hóa của loại
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành chia các tác phẩm làm ba loại lớn:
  • Trữ tình
  • Tự sự
  • Kịch
 
Câu 2: Đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ
Có phạm vi sâu và rộng, tác động trực tiếp đến cuộc sống bằng rung động và liên tưởng, tưởng tượng.
Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có:
  • Thơ trữ tình
  • Thơ trào phúng
  • Thơ cách luật
  • Thơ tự do
  • Thơ văn xuôi. 
Yêu cầu khi đọc – hiểu một bài thơ:
  • Tìm hiểu rõ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, các tập thơ tiêu biểu.
  • Đọc và cảm nhận bài thơ qua câu chữ, vần điệu và nhịp thơ.
 
Câu 3: Đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện. 
Không chịu sự gò bó về thời gian, không gian. Nó phản ánh và biểu lộ đời sống khách quan của con người. Truyện luôn đi sâu và hoàn cảnh sống và con người cụ thể.
Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ phong phú, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Yêu cầu khi đọc – hiểu truyện: 
Tìm hiểu bối cảnh, hoàn cảnh sáng tác, phân tích cốt truyện theo diễn biến các phần. Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa như thế nào?
 
II. LUYỆN TẬP 
 
Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. 
* Nghệ thuật tả cảnh, tả tình
Nguyễn Khuyến đã vẽ ra một bức tranh thu vô cùng đẹp, sinh động về khung cảnh thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ
Bức tranh thu đẹp nhưng vẫn phảng phất nét đượm buồn. Nét buồn đó xuất phát từ tâm trạng của chính tác giả hòa cùng với cảnh sắc thiên nhiên. Đó là nỗi lo lắng cho vận mệnh của nước nhà. Bởi lẽ đó mà mỗi câu thơ cảnh thấm đẫm tình, tình nằm trong cảnh. 
* Ngôn ngữ thơ: trong sáng, giản dị biểu thị được những nét tinh tế của cảnh vật, thông qua đó bày tỏ, giãi bày tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 
Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, lời kể, nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 
- Truyện không có cốt truyện, mạch truyện đi sâu vào tâm lí nhân vật. Toàn bộ tác phẩm xoay quanh không gian phố huyện tăm tối với cuộc sống lầm lũi bé nhỏ của các nhân vật như: chị em Liên, mẹ con chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi,...
- Tác phẩm vận dụng thành công thủ pháp tương phản đối lập: một bên là không gian tăm tối, mịt mù của phố huyện nghèo, một bên là ánh sáng cực mạnh, xuyên thẳng màn đêm của đoàn tàu
→ Ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp của những con người bé nhỏ nơi phố huyện
 
-------------------HẾT-----------------------

Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn lớp 11. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) cùng với phần Soạn bài Chí Phèo, Phần 1, Tác giả để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Ngoài ra, Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mot-so-the-loai-van-hoc-tho-truyen-38366n.aspx

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai mot so the loai van hoc tho truyen

, soan van bai mot so the loai van hoc tho truyen,

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • STT tháng 12, caption tháng 12 hay và ý nghĩa nhất

    Hãy để những STT tháng 12 hay và ý nghĩa giúp bạn bày tỏ tâm tư, chia sẻ niềm vui, cũng như lan tỏa yêu thương đến mọi người.