Soạn bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Chiếu cầu hiền để thấy được sự anh minh, sáng suốt của vua Quang Trung khi muốn thuyết phục các trí thức Bắc Hà cùng góp sức để gây dựng, phát triển triều đại mới.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm, Ngắn 1

Câu 1:
Bài chiếu được chia làm ba phần:
- “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.
- còn lại: bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.
=> Nội dung chính của một văn bản là chiếu cầu hiền:
Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó.

Câu 2:
- Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà
- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:
+ Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua.
+ Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh
+ Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự của mình. Con đường cầu hiền của Quang Trung: tiến cử có 3 cách (tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử).
- Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
+ Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.
+ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều mang tính ẩn dụ
+ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.

Câu 3:
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết chân trọng những kẻ sĩ, ngời hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.
- Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.
+ Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân
+ Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
- Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.
+ Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.
+ Không phân biệt quan lại hay thứ dân.
+ Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.
 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11

- Soạn bài Đọc thêm: Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ, lớp 11
- Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, lớp 11


Soạn bài Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm, Ngắn 2

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.
- Quê: Người làng Tả Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì – Hà Nội).
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.
- Khi nhà Lê –Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bổ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.
- Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.

2. Tác phẩm
Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
 

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Bài chiếu gồm ba phần:
- Phần mở đầu (từ đầu đến... ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.
- Phần nội dung (tiếp theo đến... vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.
- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo
Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:
- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.
- Cho phép tiến cử người hiền.
- Cho phép người hiền tự tiến cử.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.
→ Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong cuông cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.
- Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
- Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục, cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.

Cùng với bài Soạn văn Chiếu cầu hiền, bài Phân tích bài Chiếu cầu hiền là một trong những bài học quan trọng giúp các em hiểu hơn về vai trò của việc trọng dụng hiền tài, đồng thời thấy được sự anh minh, sáng suốt trong việc sử dụng hiền tài của vua Quang Trung, Nguyễn Huệ.

 

Soạn bài Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm, Ngắn 3

 
Câu 1: Bài chiếu gồm có 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến...người hiền vậy → nhiệm vụ của người hiền tài đối với đất nước
Phần 2: tiếp đến...phải rao bán → lời kêu gọi người hiền tài
Phần 3: Còn lại → lời tổng kết
Nội dung chính của bài chiếu: Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên, khích lệ trí thức Bắc Hà tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
 
Câu 2: 
- Đối tượng của bài chiếu: sĩ phu Bắc Hà
- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục:
Những câu văn khích lệ: “Từng nghe nói rằng...sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” → Nêu cao vai trò của người hiền tài
Những câu văn khoan dung, thể hiện tinh thần trọng dụng người hiền tài
Chính sách của nhà nước đối với người hiền tài
Bài chiếu hoàn toàn phù hợp với sĩ phu yêu nước và những người hiền tài
Bằng việc sử dụng từ ngữ trang trọng, mẫu mực, qua đó thể hiện sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm đồng thời cho ta thấy sự khéo léo trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của tác giả
 
Câu 3: Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu: 
- Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc 
⟶ Chính sách lấy dân làm trọng. 
- Cách tiến cử người tài theo hướng chủ động với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử. 
⟶ Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước, kêu gọi chân thành những người có đức có tài hãy ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài. 

----------------------HẾT-------------------------

Bài học nổi bật tuần 4, cùng học và Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong chương trình học Ngữ Văn 11 phần Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chieu-cau-hien-ngo-thi-nham-lop-11-37918n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.1★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền
Sơ đồ tư duy Chiếu cầu hiền
Soạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền, tập đọc
PowerPoint - Ghi lại Slideshow trình chiếu
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Ngữ văn lớp 10
Từ khoá liên quan:

soan bai chieu cau hien cua ngo thi nham

, soan bai chieu cau hien ngan nhat, soan chieu cau hien chi tiet,
SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Đại cáo bình Ngô

    Giáo án điện tử bài Bình ngô đại cáo

    Bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác giả, trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn mẫu Giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác phẩm để bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho phần soạn giảng bài học này hoàn chỉnh hơn.

Tin Mới