Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Những hướng dẫn soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản là những gợi ý hữu ích cho các em học sinh khi soạn bài học này, qua đó biết cách sử dụng đúng một số kiểu câu như: Câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống.

SOẠN BÀI THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN, ngắn 1

1. Đặc điểm chung của kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống
- Các thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống chiếm vị trí đầu trong câu.
- Các thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống thường thể hiện nội dung đã biết từ những câu đi trước trong văn bản hoặc dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu trước đó.
- Sử dụng kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.
A. Câu bị động
1. Nêu mô hình chung của kiểu câu bị động, cho ví dụ
- Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động - hành động.
- Câu bị động luôn nhấn mạnh đến đối tượng của hành động, chứ không nhấn mạnh đến chủ thể của hành động.
- Ví dụ: Hắn chưa được người ta trao giải cho một lần.
2. Đọc đoạn trích: Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù? và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định câu bị động trong đoạn trích
-  Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
b) Chuyển câu bị động trên sang câu chủ động.
- Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
c) Thay cầu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét về sự kiên kết ý trong đoạn trích.
- Việc thay thế này không làm đổi ý của đoạn văn, nhưng lại không có sự liên kết ý.
- Bởi vì câu trên đang nói về hắn, thì câu sau vẫn tiếp tục nói về hắn chứ không thể chuyển sang một người đàn bà nào đó được.
3. Viết một đoạn văn về Nam Cao có sử dụng câu bị động.
Nam Cao được sinh trưởng trong một gia đình nông dân. Có thời gian ông lên Hà Nội dạy học. Nhưng khi quân Nhật vào Đông Dương, trường bị đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn và dạy kèm. Ông là nhà văn kỳ tài. Thế giới nhân vật được ông khai sinh có sức sống bền vững lạ thường .
B. Câu có khởi ngữ.
1. Thế nào là khởi ngữ
- Là thành phần câu nêu đề tài của câu.
- Là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu.
2. Khởi ngữ có những đặc điểm:
- Thường xuyên đứng đầu câu.
- Tách biệt với các phần còn lại của câu bằng các từ thì, là hoặc dấu phẩy.
- Trước khởi ngữ có thể có các hư từ như: còn, về, đối với,...
- Ví dụ: Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời (Nguyễn Tuân).
3. Đọc đoạn trích Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà... Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định khởi ngữ: Hành.
b) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.
c) Đổi câu có khởi ngữ sang câu không có khởi ngữ: Nhà thị may lại Côn hành,
d) So sánh tác dụng trong văn bản về mặt liên kết ý... giữa câu có khởi ngữ và câu không có khởi ngữ bên trên:
- Câu có khởi ngữ liên kết ý chặt chẽ hơn cậu không có khởi ngữ, bởi vì hành và gạo là hai nguyên liệu để nấu cháo. Câu trước kết thúc bằng gạo, cầu sau bắt đầu bằng hành là tối ưu trong liên kết.

C. Câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1. Trạng ngữ chỉ tình huống
- Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu.
- Trạng ngữ chỉ tình huống thường được cấu tạo bằng một cụm động từ.
- Trạng ngữ chỉ tình huống thường đứng đầu câu.
- Ví dụ: “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan cai ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành” (Nguyễn Tuấn, Chữ người tử tù). Phần in nghiêng là trạng ngữ chỉ tình huống.
2. Đọc đoạn trích: Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi Cô thị đã.
Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa (Nam Cao, Chí Phèo) và trả lời các yêu cầu:
a) Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu: – Vị trí đầu câu.
b) Nó có cấu tạo như thế nào? - Là một cụm động từ.
c) Cấu tạo và nội dung của câu giống và khác nhau như thế nào nếu ta chuyển phần in đậm ra sau chủ ngữ?
- Câu chuyện: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
- Về cấu tạo: câu này có hai cụm động từ làm vị ngữ. Nếu chuyển đổi thì tính liên kết sẽ yếu đi, tính mạch lạc trong đoạn văn sẽ không còn như trước,
- Về nội dung câu thì không có gì thay đổi.
3. Chọn câu:
A. Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời:
điền vào chỗ trống:
– Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
[...]
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.
và giải thích sự lựa chọn đó.
- Câu C là phù hợp nhất. Vì câu này đúng về ý và tạo sự liên kết tốt với các câu trước và sau nó.
- Các câu còn lại không tối ưu bằng vì: câu A có trạng ngữ (khi) sẽ không liên kết chặt chẽ với câu trước. Câu B bị lặp chủ ngữ. Câu D có một chủ ngữ hai vị ngữ, sẽ khó tạo được liên kết chặt chẽ với câu trước đó.

 

SOẠN BÀI THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN, ngắn 2

I. DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG 

Câu 1: 
- Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. → Đây là câu bị động
- Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. → Câu chủ động
- Khi thay đổi vị trí của câu chủ động và câu bị động tuy không sai nhưng không có sự liên kết về mặt nội dung.
 
Câu 2: 
Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà” → Đây là câu bị động
⇒ Tác dụng: Tạo sự liên kết nội dung với câu trước 
 
Câu 3: Viết đoạn văn về nhà văn Nam Cao có sử dụng câu bị động.
(Tự làm)
Gợi ý câu bị động:
Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. 
→ Tác dụng: Nhấn mạnh tên tuổi và tài năng của Nam Cao.
 
II. DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ 
 
Câu 1: 
Hành thì nhà thị may lại còn.
- Khởi ngữ: Hành 
- Chuyển khởi ngữ thành bổ ngữ: Nhà thị may lại còn hành. 
 
Câu 2: C
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. 
 
Câu 3: 
a. Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 
- “Tự tôi” là khởi ngữ
-  Đứng đầu câu, trước chủ ngữ. 
- Dấu hiệu nhận biết: Có dấu phẩy sau khởi ngữ. 
b. Câu chứa khởi ngữ là câu: “Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ”. 
- “Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.” là khởi ngữ 
- Đứng đầu câu, trước chủ ngữ. 
- Dấu hiệu: Có ngắt quãng bằng dấu phẩy 
 
III. DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG 
 
Câu 1: 
a. Đứng đầu câu
b. Cấu tạo là một cụm động từ
c.Chuyển chủ ngữ lên đầu câu
⟶ Nhận xét: 
Giống nhau: Cả 2 câu đều là câu trần thuật chỉ hoạt động của cùng một chủ thể là Bà già kia. 
Khác nhau: 
 Câu gốc

Câu thay đổi vị trí

Cấu tạo

Câu có trạng ngữ chỉ hành động, 1 cặp chủ vị

Câu 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ

Nội dung
 
Hành động của bà già là bị động. Câu có sự liên kết với câu trước đó
 
Hành động của bà già là chủ động. Không có sự liên kết logic với câu trước đó
 
 
 
Câu 2: C
 
Câu 3: 
Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường→Trạng ngữ chỉ tình huống. 
 Phân biệt tin thứ yếu và tin quan trọng. 
 
IV. TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
 
Câu 1.
Chủ ngữ, khởi ngữ và trạng ngữ trong câu bị động chỉ tình huống đều đứng đầu câu. 
 
Câu 2.
Tất cả các thành phần chủ ngữ, khởi ngữ, trạng ngữ đều thường thể hiện thông tin đã biết từ câu trước trong văn bản.
 
Câu 3.
Tạo sự liên kết, mạch lạc trong văn bản.
 
-----------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong như Soạn bài Tình yêu và thù hận, Uy-li-am Sếch-xpia hay phần Soạn bài Ôn tập phần văn học, soạn văn lớp 11 nhằm củng cố kiến thức của mình

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-ve-su-dung-mot-so-kieu-cau-trong-van-ban-39079n.aspx

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Câu đặc biệt, Ngữ văn lớp 7
Soạn bài Luyện từ và câu: Câu khiến trang 88 SGK Tiếng Việt 4
Soạn bài Hợp đồng trang 136 SGK Ngữ văn 9
Soạn bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, Ngữ văn lớp 9
Kiểu bản ghi trong Pascal
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai thuc hanh ve su dung mot so kieu cau trong van ban

, soan van bai thuc hanh ve su dung mot so kieu cau trong van ban, soan bai thuc hanh ve su dung mot so kieu cau trong van ban lop 11,
SOFT LIÊN QUAN
  • Một số cấu trúc viết lại câu trong Tiếng Anh

    Tài liệu ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh

    Bài tập viết lại câu là dạng bài thường gặp trong các đề thi tiếng Anh hiện nay, thuộc phần ngữ pháp, trong đó yêu cầu bạn viết lại câu mà nghĩa vẫn không thay đổi. Để viết lại câu chính xác, bắt buộc bạn phải là người c ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Cách hiển thị Ruler trong Word để căn chỉnh lề

    Thanh Ruler trong Word giúp căn chỉnh lề, định vị văn bản một cách dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Nếu chưa biết cách hiển thị thanh Ruler trong Word