Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn

Trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng bởi những mâu thuẫn mang tính đối kháng, không thể hóa giải. Để hiểu thêm về tình huống truyện cũng như bi kịch đầy xót xa ở đoạn kết, các em cần tham khảo bài mẫu phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn của các nhân vật trong vở kịch của Taimienphi.vn.

Đề bài: Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich nhung mau thuan trong vinh biet cuu trung dai va bay to y kien ve cach thuc giai quyet mau thuan

Bài văn mẫu phân tích các mâu thuẫn cơ bản trong vở kịch Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng


I. Dàn ý Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Huy Tưởng: Một cây bút sáng tác văn học thiên về những đề tài lịch sử.
- Giới thiệu khái quát vở kịch Vũ Như Tô, đặc biệt là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài với cách xây dựng các mâu thuẫn, xung đột đẩy mạch truyện lên đỉnh cao, tạo tình huống hấp dẫn người đọc.

2. Thân bài

* Bối cảnh của vở kịch: Viết về sự kiện trong khoảng thời gian từ năm 1516 - 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, khi đó ở kinh thành Thăng Long, xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình, cùng lúc đó kiến trúc sư đại tài Vũ Như Tô lại cho xây dựng Cửu Trùng Đài đồ sộ và tốn kém. Khi công trình tâm huyết của mình bị thiêu rụi, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn. 
* Mâu thuẫn của vở kịch:
- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực; giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ.
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân lao động đồng thời là mâu thuẫn nội tâm Vũ Như Tô...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chi tiết tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Nguyễn Huy Tưởng, một cây bút sáng tác văn học thiên về những đề tài lịch sử, thể hiện nguồn kiến thức rộng lớn về con người và xã hội. Kịch "Vũ Như Tô" là một trong những hòn ngọc sáng chói trong sự nghiệp văn chương của ông. Trong đó, đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" được trích từ hồi thứ V của tác phẩm. Với cách xây dựng tầng lớp mâu thuẫn hợp lý, tác giả đã liên kết câu chuyện không chỉ khéo léo mà còn đẩy mạch truyện lên đỉnh cao, tạo tình huống hấp dẫn đến người đọc.

Có ý kiến cho rằng, "Vũ Như Tô" không chỉ là một vở kịch đơn thuần mà là kịch lịch sử, lấy cốt lõi từ một sự kiện có thật, viết về sự kiện trong khoảng thời gian năm 1516 - 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, vị vua thứ chín của thời Hậu Lê. Tác phẩm được hoàn thiện vào mùa hè năm 1941. Lấy bối cảnh một sự kiện diễn ra tại thành Thăng Long, khi mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình vô cùng căng thẳng thì Vũ Như Tô - một kiến trúc sư đại tài lại xây dựng Đài Cửu Trùng, công trình rất đồ sộ và tốn kém. Đứng trước áp lực dư luận và sự nổi loạn đòi đốt Đài của nhân dân, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn nhìn đứa con tinh thần của mình bị thiêu rụi. Mâu thuẫn trong vở kịch được xây dựng giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực, giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ, nổi bật nhất là những mâu thuẫn nội tâm của Vũ Như Tô.

Chính sự triều đình lúc bấy giờ rơi vào cảnh nhiễu nhương, các phe nổi loạn thi nhau giành giật ngôi vị. Phe nổi loạn gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhân dân lao động mâu thuẫn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa. Đây là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến đương thời. Mâu thuẫn này đã tồn tại từ trước đó, cho đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình đã tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, hành hạ những người chống đối. Chính sách của vua khiến dân cùng nước kiệt, nhân dân thợ thuyền từ đó sinh ra căm ghét cả Vũ Như Tô vì ông chính là kiến trúc sư xây dựng Cửu Trùng Đài. Các nhân vật nổi loạn này chỉ xuất hiện qua lời kể của nhân vật Đan Thiềm, nhưng chính mâu thuẫn này đã gây ra hậu hỏa kinh hoàng cho triều đình.

Mâu thuẫn trong kịch Vũ Như Tô còn bắt nguồn từ phe nội phản trong triều đình. Phe cánh đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu nhân dịp thợ thuyền dân chúng chống đối. Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối nghịch dấy binh nổi loạn, lôi kéo người làm phản, giết Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Đan Thiềm, tiêu diệt Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn này đã đẩy đoạn trích lên đến cao trào. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, giải quyết mâu thuẫn đồng thời làm mâu thuẫn tăng lên. Ngoài ra, còn có mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ trong triều đình. Đối với Trịnh Duy Sản, Kim Phượng và các cung nữ là con rối của vua Lê Tương Dực. Kim Phượng và các cung nữ vì thế mà tìm cách đổ lỗi, căm ghét Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong được phe nổi loạn bỏ qua.

Nổi bật nhất trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân lao động, đồng thời là mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của nhân vật Vũ Như Tô. Một bên là nhân dân với tầm nhìn thực tế, lợi ích nhất thời, thiết thực, một bên là người nghệ sĩ, người yêu cái đẹp Vũ Như Tô với quan điểm nghệ thuật siêu thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật. Người nghệ sĩ thiên tài với nhiều hoài bão, tâm huyết nhưng không thể thi thố tài năng của mình để đem lại cái đẹp cho đời, mang tới niềm tự hào cho dân tộc khi cả xã hội, cả chế độ đã quá thối nát, mục ruỗng. Nhân dân phải sống cơ cực, lầm than trong khi nhà vua lại sa đọa, rượu chè bê tha. Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo của mình. Nghe theo lời khuyên của cô cung nữ Đan Thiềm, một người cũng "mắc bệnh" yêu cái đẹp giống ông để mượn uy quyền, tiền bạc của Lê Tương Dực nhằm xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô không ý thức được hậu quả khôn lường xuất phát từ phía đại chúng. Trớ trêu thay, chính niềm khát khao cống hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước đã đẩy ông vào trạng thái đối nghịch với lợi ích trực tiếp, thiết thực của người dân. Cho nên, mặc dù vốn gần gũi, yêu thương và quý trọng nhân dân nhưng Vũ Như Tô lại bị dân coi như kẻ thù.

Sự đối lập trong tâm trạng của Vũ Như Tô bắt nguồn từ chính những người dân và thợ thuyền. Họ phải sống một cuộc đời đói khổ, bị bóc lột, hành hạ và áp bức nên sự oán giận nhà vua cũng như kẻ xây dựng công trình kia là điều dễ hiểu. Với họ, Vũ Như Tô và Đan Thiềm chính là nguồn cơn của sự đau khổ khi đòi xây dựng Cửu Trùng Đài. Trong khi đó, kiến trúc sư lại chỉ say sưa với tác phẩm nghệ thuật của mình, mong để lại cho đời sau một di tích lịch sử văn hóa mà quên mất thực tế nhân dân. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Cửu trùng Đài bị thiêu rụi, Vũ Như Tô vẫn không khỏi bàng hoàng, vẫn nghĩ mình vô tội, thậm chí còn muốn thuyết phục An Hòa Hầu, một lòng sống chết bảo vệ công trình dang dở. Một người nghệ sĩ nhân cách cao cả, lý tưởng đẹp đẽ, tôn sùng nghệ thuật chân chính và muốn để lại cho nhân dân, cho hậu duệ bức tượng đài kiến trúc. Một nhân vật bi kịch khi thoát li khỏi thực tế, đưa cái nghệ thuật lên quá mức cho phép mà không nhìn lại cuộc sống đói khổ của nhân dân. Đến phút cuối, khi quần chúng nổi dậy đòi giết mình, đốt đài, người nghệ sĩ vẫn không nghĩ việc xây dựng Cửu Trùng Đài là gây tội ác, vẫn khăng khăng tin mình quang minh chính đại. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ đại tài, họa chăng chỉ là không sinh ra đúng thời đại mà thôi.

Kịch nghệ thú vị ở chính những mâu thuẫn đối lập mà nó mang lại, ở đây, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng nghệ thuật trọn vẹn và đặc sắc. Ngôn từ điêu luyện, khắc họa tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật để đẩy cao những mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật, dẫn dắt vở kịch đến nút thắt và nút mở hợp lý. Mâu thuẫn được giải quyết tuy không triệt để nhưng lại là lối thoát duy nhất cho tầng lớp mâu thuẫn chồng chất. Đọc kịch của Nguyễn Huy Tưởng, ta không hoàn toàn có khái niệm chiêm nghiệm văn chương mà còn là phân tích lịch sử, đặt tình huống và thực tế đương thời để thấu hiểu và tri âm với tác giả.

----------------- HẾT ------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-mau-thuan-trong-vinh-biet-cuu-trung-dai-va-bay-to-y-kien-ve-cach-thuc-giai-quyet-mau-thuan-42179n.aspx
Trên đây là một vài gợi ý giúp các em làm tốt đề văn yêu cầu Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn. Tiếp theo, để hiểu thêm về các nút thắt, nút mở cũng những xung đột kịch gay gắt trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, các em có thể tìm hiểu thêm các bài văn mẫu khác như Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài, Trình bày những xung đột trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Đọc hiểu Vĩnh biệt cửu trùng đài,...

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Trình bày những xung đột trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trong Tấm Cám
Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Từ khoá liên quan:

Mau thuan co ban trong Vinh biet Cuu Trung Dai

, Phan tich cac mau thuan co ban trong vo kich Vu Nhu to Nguyen Huy Tuong, Phan tich nhung mau thuan trong Vinh Biet Cuu Trung Dai va bay to y kien ve cach thuc giai quyet mau thuan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng

    Xác minh tình trạng mâu thuẫn vợ chồng

    Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng (form) là một trong những loại giấy tờ cần thiết phải có nếu như bạn muốn tiến hành thủ tục ly hôn. Chia tay, ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng nếu như cuộc sống gia đình đến lúc không hòa hợp, vợ chồng không thể nào sinh sống được với nhau thì hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục ly hôn theo đúng như quy định của luật pháp và trước hết bạn cần có mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng để hoàn thành thủ tục này.

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tải video TikTok không logo trên iPhone, Android và PC thành công 100%

    Bạn đang đau đầu không biết cách tải video TikTok không logo về máy như thế nào? Hãy thử sử dụng Ytop1 - công cụ tải video TikTok không có dấu watermark về máy hoàn toàn miễn phí với chất lượng video giống y bản gốc được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.