Soạn bài Con hổ có nghĩa

Nội dung soạn bài Con hổ có nghĩa dưới đây là tài liệu học tập mà các em không nên bỏ qua khi đọc hiểu văn bản Con hổ có nghĩa. Qua việc trả lời những câu hỏi trong SGK, các em sẽ hiểu được bài học về lối sống tình nghĩa và cách ứng xử nhân văn giữa con người với con người qua câu chuyện báo ân của 2 chú hổ.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài : CON HỔ CÓ NGHĨA, ngắn 1

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:

- Truyện thuộc thể truyện văn xuôi chữ Hán
- Truyện có thể chia làm 2 phần:
+ Con hổ trả nghĩa bà đỡ Trần ( Từ đầu đến “ Nhờ số bạc ấy bà mới sống qua được”)
+ Con hổ trả nghĩa Bác tiều ( tiếp cho đến hết)

Câu 2: 
- Biện pháp bao trùm được sử dụng là: nhân hoá. Làm tăng thêm tính hình ảnh và thể hiện tư tưởng của tác gỉa
- Truyện đặt là “ Con hổ có nghĩa” là mượn chuyện con vật nói chuyện con người. Hổ hung bạo nhưng đứng trước hoàn cảnh lại biết thuần phục và nhân từ. Con người cũng vì thế mà cần biết đạo lý làm người 

Câu 3:

- Ở đoạn 1, con hổ đã nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ và trả ơn cho bà qua được tháng năm đói kém. Chi tiết hổ cúi xuống,, vẫy đuôi làm vẻ tiễn biệt bà đỡ Trần là chi tiết thú vị.
- Ở đoạn 2, con hổ được bác tiều gỡ giúp mảnh xương trong cổ và luôn nhớ ơn bác mà mang rượu thịt ngon cho bác. Chi tiết con hổ dụi đầu vào quan tài, rồi gầm lên là hình ảnh thú vị.
- Qua chi tiết thứ 2 với bác tiều, truyện có thêm ý nghĩa về đạo nghĩa làm người. Đã giúp mình một lần thì mãi mãi là ân nhân phải khắc ghi

Câu 4:
Truyện đề cao, khuyến khích trong cuộc sống cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình trong lúc thập tử nhất sinh mà đền đáp

II. Luyện tập 

Gợi ý:
Truyện “ Tiếng gọi nơi hoang dã” về nhân vật con chó Bấc là hình ảnh con chó có nghĩa với chủ xuất sắc của văn học thế giới

 

Soạn bài : CON HỔ CÓ NGHĨA, ngắn 2

Luyện đọc và tóm tắt truyện:

Gợi ý tóm tắt:
a) “Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một hôm, một con hổ lao đến nhà, công bà đi vào rừng sâu. Đến nơi, bà thấy một con hổ cái sắp đẻ. Hổ đực cầm tay bà, nhìn hổ cai, nhỏ nước mắt. Bà Trần sẵn thuốc mang theo hòa nước suối cho hổ cái uống và xoa bóp bụng. Hổ cái sinh được con. Hổ đực đến một gốc cây, đào lên cục bạc tạ ơn bà Trần. Nhờ cục bạc đó, bà Trần sống qua năm mất mùa”.

b) “Có một người tiều phu tên Mỗ ở huyện Long Giang, một hôm vào rừng thấy một con hổ đang vật vã. Nhìn kỹ, ông tiêu thấy hổ mắc xương ngang họng, hổ càng dùng chân móc, xương càng vào sâu. Ông tiếu bảo hổ : “Đừng cắn ông, ông sẽ lấy xương ra cho”. Ông tiều thò tay vào cổ hổ lấy ra một khúc xương bò, to như cánh tay. Sáng hôm sau, bác tiều thấy con nai chết ở đầu nhà. Khi bác tiều mất, hổ đến mộ gầm lên thương xót. Về sau khi giỗ bác, hổ lại đưa dê và lợn đến để “báo ơn”.

Đọc - hiểu bài văn:
(Trả lời câu hỏi trang 144 SGK)
1. Bài văn thuộc thể văn trung đại (xem chú thích và học thuộc). Bài có 2 đoạn, mỗi đoạn kể lại một chuyện giúp hổ và được hổ tạ ơn.

2. Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho một con hổ cái, bác Tiều móc xương mắc trong họng một con hổ. Hai người có hành động cứu hổ.
Qua hai câu chuyện, tác giả khuyên con người nên sống có ân nghĩa. Tác giả đã dùng chuyện con vật có nghĩa để răn dạy con người. Tác giả đã nhân hóa con vật với các lời nói, hành động như một con người. Nghệ thuật bao trùm: nhân hóa con vật để đối thoại với con người…
Trong thực tế, có thể không có con hổ có nghĩa như vậy. Dùng “hổ” để nói chuyện “nghĩa”, tác giả muốn nói con vật còn có nghĩa như thế huống chi con người.
Trong việc kể chuyện có tính văn chương, người viết văn thường không trực tiếp nếu chủ đề tác phẩm mà chỉ qua câu chuyện được kể một cách khách quan, người viết thể hiện ý đồ của mình. Cách dùng vật và “nhân hóa” vật trong câu chuyện làm cho người đọc, khi đọc, tự liên hệ bản thân và rút ra bài học.

3. Hai chi tiết có ý nghĩa hơn cả: các chi tiết thể hiện sự biết ơn của Hồ (cho bà đỡ cục bạc, đem nại đến cho bác Tiều, dựa quan tài gầm lên). Chuyện bác Tiều với con hổ, có thêm ý nghĩa: hổ nhớ ơn cả khi bác Tiều đã chết.

4. Cả hai truyện đều khuyên ta nên sống có ân nghĩa đối với ai đã cứu giúp ta, từ việc nhỏ đến việc lớn.
Luyện tập: Gợi ý một lời kể:
“Nhà em có nuôi một con chó đốm (1). Con chó được nuôi từ bé đến nay (2). Hàng ngày, chó luôn luôn nằm trước cửa để giữ nhà (3). Khi em đi học về, chó quấn quýt quanh em (4). Một hôm, em đi chơi với chó ngoài sông, bỏ quên ở đó cái cặp sách (5). Khi về nhà, em không biết mất cắp ở đâu, (6) Em khóc và nói với chó: “Đốm ơi ! mày đi chơi với tao, có thấy tao bỏ quên cặp ở đâu không?”. Đốm như nghe hiểu, gật gật đầu và chạy tuốt ra sông. Một chốc, Đốm mang về cho em cái cặp (8). Em sững sờ đến chảy nước mắt, ẵm chó vào lòng và âu yếm nó rất lâu (9).”

Đọc thêm:
Văn bia viết ngắn gọn, ngôn từ đổi xuống để dễ nhớ, dễ đọc: Vì Vá thương chủ nên chủ cũng thương Vá. Hai bên có ân nghĩa với nhau. Bài nói về chó nhưng vẫn trực diện nói với người, coi con người “mặt người lòng thú” còn thua con chó có cả dũng và nghĩa. Người có dũng có nghĩa đã là khó, thế mà chó lại có cả hai đức đó. Thế là người còn thua chó. Đau thay !

-------------------------HẾT-------------------------

Cùng với 2 mẫu Soạn bài Con hổ có nghĩa trên đây, để củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm: Tóm tắt Con hổ có nghĩa, Trong vai bà đỡ Trần, kể lại truyện Con hổ có nghĩa, Kể lại truyện Con Hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo, Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đọc truyện.
 

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-con-ho-co-nghia-38083n.aspx

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (3.4★- 18 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Trong vai bà đỡ Trần, kể lại truyện Con hổ có nghĩa
Dàn ý trong vai bà đỡ Trần, kể lại truyện Con hổ có nghĩa
Sơ đồ tư duy Con hổ có nghĩa
Phân tích truyện Con hổ có nghĩa
Soạn bài Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1, Ngữ văn 6
Từ khoá liên quan:

soan bai con ho co nghia lop 6

, soan van con ho co nghia ngan, huong dan soan bai con ho co nghia,
SOFT LIÊN QUAN
  • Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo

    Bài văn mẫu hay lớp 11

    Cùng với những tác phẩm văn học xuất sắc viết về người nông dân khác, Chí Phèo của Nam Cao đã trở thành một hình tượng nghệ thuật vô cùng tiêu biểu phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội phong kiến nửa ...

Tin Mới