Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Nội dung soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới đây không chỉ cung cấp những gợi ý làm bài mà còn giúp các em củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa, hiểu được hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các em hãy cùng tham khảo nhé!
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYẾN NGHĨA CỦA TỪ ngắn 1

I. Từ nhiều nghĩa 

Câu 1: 
Từ 
Nghĩa 
Chân (1) 
Chân (2)
Chân (3) 
Chân (4) 
Chân (5)
bộ phận giữ thăng bằng phía dưới của cây gậy 
bộ phận vẽ và giữ thăng bằng của cây compa
bộ phận giữ thăng bằng cho chiếc kiềng
bộ phận giữ thăng bằng cho chiếc bàn đứng im 
mang nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh những người lính trong chiến đấu 
 

Câu 2: 
Một số từ mang nhiều nghĩa như từ chân: Cổ, miệng, bụng, lưng, ….

Câu 3: 
Một số từ chỉ có một nghĩa như: chai, toán học, vật lý, văn, ….

II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1: 
Mối liên hệ trong nghĩa của từ chân: các từ cùng mang đặc điểm, tính chất và vai trò chức năng, thuộc tính của sự vật nên khi sử dụng sẽ tạo ra sự nhiều nghĩa của từ

Câu 2:
Trong một câu thường một từ có một nghĩa cơ bản. Hoặc từ vào mục đích sử dụng mà có thể có nhiều nghĩa hơn nhằm tạo ra hiệu quả tu từ

Câu 3:
Trong bài “ những cái chân” tác giả sử dụng theo hình thức nghĩa chuyển và nghĩa gốc 

III. Luyện tập

Câu 1:
- Cổ ( nghĩa gốc chỉ bộ phận giữa đầu và thân của người): cổ áo, cổ chai, cổ lọ, ….
- Miệng ( nghĩa gốc chỉ bộ phận của mặt người): miệng chai, miệng chum, miệng túi, ….
- Lưng ( nghĩa gốc chỉ bộ phận phía sau của thân người): Lưng áo, lưng chai, lưng sách, …..

Câu 2: 
Từ chỉ bộ phận của cây như: quả ( quả thận, quả tim, …); lá ( lá gan); hoa ( hoa tay)

Câu 3: 
- Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: muối hạt – muối thịt; đá lạnh – đấm đá; túi ngủ - đi ngủ
- Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: ăn kem cân – cân hàng; đang nắm bánh – 3 nắm bánh; đang mở bia – mở 3 chai bia

Câu 4:

a.
- Tác giả nêu lên 2 nghĩa từ “ bụng”: 1.Bụng chỉ bộ phận cơ thể động vật; 2.Chỉ ý nghĩ, suy nghĩ của nhân vật được giấu kín
- Em đồng ý với ý kiến của tác giả 

b.
- “ Ăn cho ấm bụng”: chỉ bộ phận cơ thể
- “ Anh ấy tốt bụng”: chỉ ý nghĩ, suy nghĩ của con người
- “ Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc”: chỉ bộ phận của cơ thể con người 
 

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYẾN NGHĨA CỦA TỪ ngắn 2

I- Từ nhiều nghĩa:

1. Đọc bài thơ, nhấn giọng ở các từ chân. Tra từ điển để biết.

2. chân = bộ phận cơ thể động vật (chân bò)
chân = bộ phận của vật dụng (chân bàn)
chân = một đơn vị công tác (chân tài trợ)
chân = người có khả năng (chân chạy việc)

3. Một số từ có nhiều nghĩa:

- ăn

  • ăn = đưa thức ăn vào miệng, nhai nuốt (ăn cơm)
  • ăn = thắng cuộc (ăn ván bài này)
  • ăn = phù hợp (ăn ảnh)
  • ăn = dính chặt (ăn tay)

- chạy:

  • chạy = di chuyển bằng chân (có nhấc chân)
  • chạy = làm tốt (chạy việc)
  • chạy = tìm kiếm (chạy thầy).
  • chạy = thua (chạy làng)

4. Từ chỉ có một nghĩa : bút bi, tóc, xoong...

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. - Các nghĩa của từ “chân” được chuyển nghĩa trên cơ sở dấu hiệu cơ bản = chi tiết ở dưới vật, đỡ vật.
2. - Trong câu cụ thể, từ có thể dùng nhiều nghĩa: Đội bóng này ăn liên tiếp món này đến món khác như là an bàn trong trận đấu vừa qua.
3. - Trong bài thơ “Những cái chân”, các từ chân (chân gậy, chân compa, chân kiềng, chân bàn) đều dùng theo nghĩa vật ở dưới, đỡ vật.
- Từ “chấn” của chiếc võng dùng theo nghĩa chuyển: sự di chuyển (câu hỏi khó).

Câu hỏi mở rộng:
Dưới đây là một số nghĩa của từ “mắt”:
a) Cơ quan để nhìn của người hay sự vật.
b) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi ở một số thân cây.
c) Bộ phận giống con mắt ở ngoài vỏ một số quả.

Cho biết từ “mắt” trong các ví dụ sau đây dùng với nghĩa nào?
a) Có mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ.
b) Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
c) Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa.
Các nghĩa trên có điểm gì giống nhau? Theo em trong số các nghĩa đó nghĩa nào là gốc?

Gợi ý:
- Ở thí dụ (a): “Có mắt ... ngủ được”, từ mắt dùng với nghĩa: cơ quan để nhìn của người hay động vật.
- Ở thí dụ (b): “Những quả na đã bắt đầu mở mắt”, từ mắt dùng với nghĩa: bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả.
- Ở thí dụ (c): “Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa”, từ mắt có nghĩa: chỗ lồi lõm giống hình con mắt mang chồi ở một số thân cây.
Các nghĩa trên có điểm giống nhau : nói về các sự vật có hình con mắt, to hay nhỏ, mở hay khép. .
Trong số các nghĩa đó, nghĩa gốc ở thí dụ (a), đó là nghĩa với khái niệm thể hiện chân thực nhất cái biểu vật (vật cụ thể được nói đến). Các nghĩa khác đều là nghĩa bóng được chuyển từ nghĩa gốc dựa trên dấu hiệu cơ bản của mắt (hình dáng, vị trí trên cơ thể).

Luyện tập (trang 56, 57 SGK).
Theo hướng dẫn giải của giáo viên để đi đến các đáp số sau:

1. a) mắt → mắt quả na, mắt cây xoài, mắt cá ở chân…
b) tay → tay cờ, mồm mép đỡ chân tay, xin với cả hai tay, giúp cho một tay, …
c) đầu → đầu gối, đầu đường xó chợ, đứng đầu ở lớp, đầu mối…
d) tai → tai vách mạch rừng, bỏ ngoài tai, núi tai mèo, tai ấm…
e) ngón → ngón hiểm, lắm ngón, ngón cờ, ngón mồi...

2.
a) lá → lá thư, lá lành đùm lá rách, lá cờ, lá chắn...
b) hoa →hoa hậu, hoa đăng, hoa là cành, trăng hoa, hoa khôi...
c) nụ → nụ cười, nụ hôn
d) cánh 4 cánh chim, ăn cánh, cánh diều, cánh đồng...

3.
- Sự vật chuyển thành hành động: (trang 57 SGK)
a) Cái đục (sự vật) → đục gỗ (hành động)
b) Cái vít (sự vật) → vít chặt vào hành động)
c) Cái xích (sự vật) → xích chó (hành động)
- Hành động chuyển thành đơn vị:
a) Cân bật (hành động) → năm cân đường (đơn vị).
b) bước lên (hành động) → ba bước (đơn vị)
c) nhảy xuống (hành động) → ba nhảy là đến (đơn vị).

4. (Bài tập khó).
a) Trong trang văn trên tác giả xếp các từ bụng thành hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
Có thể có thêm các trường hợp sử dụng từ bụng: ăn lửng bụng; bụng mang dạ chửa; miệng nam mô, bụng bồ dao găm... Thật ra thì con mắt to hơn cái bụng có nghĩa: từ bụng không phải chỉ có nghĩa đen nói về chuyện ăn. Nghĩa bóng có thể là: a) chỉ dựa vào cái nhìn thiếu sự suy nghĩ, hoặc b) đòi hỏi quá mức với sức hưởng thụ của mình...

b) Ăn cho ấm bụng (bụng = nghĩa đen)
Anh ấy tốt bụng (bụng = nghĩa bóng).
Bụng chân săn chắc (bụng = từ đồng âm = bắp chân).. .

Đọc thêm: (trang 57 SGK)
- Hiểu thêm nghĩa từ “ngọt”.
- Vị ngọt của sữa mẹ, lời nói ngọt, dao bén ngọt, cắt cho ngọt, đàn ngọt hát hay, ngọt giọng, nói ngọt như mía lùi... là các chuyển nghĩa mang tính tu từ từ vựng (được dùng thường xuyên trong lời nói của nhân dân).
- Ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật là sự chuyển nghĩa của từ ngọt có tính chất tu từ (có tính sáng tạo).

------------------------HẾT-----------------------------

Chi tiết nội dung phần Cụm động từ đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm có hướng Soạn bài Cụm động từ tốt nhất.

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-nhieu-nghia-va-hien-tuong-chuyen-nghia-cua-tu-37734n.aspx

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Netflix and chill là gì? Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
Đen Xì hay Đen Sì, từ nào là đúng chính tả?
Từ khoá liên quan:

soan bai tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu

, tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu lop 9, tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu la gi,
SOFT LIÊN QUAN
  • Thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa

    Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa

    Thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ là phần mềm trò chơi về từ đồng nghĩa, trái nghĩa để người chơi phải tìm từ cho chính xác dựa vào những gợi ý của phần chơi. Phần mềm trò chơi thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa thích ...

Tin Mới