Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ để em có thể hoàn thiện 4 bài tập trang 166, 167 SGk Tiếng Việt 5, tập 1, từ đó củng cố lại các kiến thức về từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã học.
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ, Ngắn
Câu 1 (trang 166 sgk Tiếng Việt 5): Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát,/
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch /.
Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập ( mỗi kiểu thêm 3 ví dụ).
Trả lời:
Câu 2 (trang 167 sgk Tiếng Việt 5): Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào?
- Đó là những từ đồng nghĩa.
- Đó là những từ đồng âm.
- Đó là những từ nhiều nghĩa.
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
b. trong veo, trong vắt, trong xanh.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
Trả lời:
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
- Đó là từ nhiều nghĩa.
b. trong veo, trong vắt, trong xanh.
- Đó là từ đồng nghĩa.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.
- Đó là từ đồng âm.
Câu 3 (trang 167 sgk Tiếng Việt 5): Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?
Cây rơm
Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi,bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
Trả lời:
Câu 4 (trang 167 sgk Tiếng Việt 5): Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Có mới nới...
b. Xấu gỗ, hơn... nước sơn.
c. Mạnh dùng sức... dùng mưu
Trả lời:
a. Có mới nới cũ.
b. Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn.
c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ là một nội dung, bài học hay trong SGK Tiếng Việt lớp 5. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, tuần 17 cùng với phần Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc để học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-on-tap-ve-tu-va-cau-tao-tu-40368n.aspx