Soạn bài Chính tả Ê-mi-li, con, Tiếng Việt lớp 5

Soạn bài Chính tả Ê-mi-li, con sẽ góp phần củng cố, nâng cao kĩ năng viết, kiến thức về chính tả cho các em. Trong bài học ngày hôm nay, các em không chỉ được tập viết chính tả mà còn được làm những bài tập điền từ ưa/ ươ để biết cách nhận diện và sử dụng thành thạo.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Chính tả Ê-mi-li, con, ngắn 1

Câu 1 (trang 55 sgk Tiếng Việt 5): Nhớ - viết : Ê-mi-li, con…
Trả lời:
Học sinh tự viết.

Câu 2 (trang 55 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những tiếng có chưa ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách gi dấu thanh ở các tiếng ấy (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 60).
Trả lời:
Những tiếng có ưa hoặc ươ trong đoạn là :
- ưa : lưa, thưa, mưa, giữa. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ư.
- ươ : tưởng, nước, ngược. Dấu thanh đặt ngay trên (hoặc dưới) chữa cái ơ.

Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 5): Tìm tiếng có chưa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong thanh ngữ, tục ngữ dưới đây :
- Cầu được, … thấy.
- Năm nắng, … mưa.
- … chảy đá mòn.
- … thử vàng, gian nan thử sức.

Trả lời:
- Cầu được, ước thấy.
- Năm nắng, mười mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Soạn bài Chính tả Ê-mi-li, con, ngắn 2

1. Nhớ - viết: Ê-mi-li, con...
Ê-mi-li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật
Chú ý:
Chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...
Chú ý viết đúng các tên nước ngoài.

2. Tìm những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở cá về bến cảng
Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm
Huy Cận

Trả lời:
Các tiếng chứa ưa, ưa: lưa thưa, mưa, tưởng, nước, tươi, ngược, giữa.
Nhận xét về cách ghi dấu thanh.
Trong tiếng giữa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái lai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.

3. Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
- Cầu được, ... thấy
- Năm nắng, ... mưa
- ... chảy đá mòn.
- .... thử vàng, gian nan thử sức
Trả lời:
Cầu được ước thấy: Đạt được đúng như điều mình hằng mong muôn, mơ ước.
- Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều khó khăn vất vả
- Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công
Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn vất vả là điều kiện thử thách rèn luyện con người.

-------------------------HẾT------------------------

Một chuyên gia máy xúc là bài học nổi bật trong Tuần 5 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Một chuyên gia máy xúc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-e-mi-li-con-phan-chinh-ta-38254n.aspx

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Chính tả Nghe nhạc, nghe viết
Soạn bài Chính tả (Nhớ - viết): Đất nước trang 109 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người? trang 70 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn Tiếng Việt lớp 5 - Chính tả Cao Bằng
Soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát trang 146 SGK Tiếng Việt 5
Từ khoá liên quan:

soan bai chinh ta e mi li con trang 55 sgk tieng viet 5 tap 1

, chinh ta lop 5 nho viet e mi li con, chinh ta bai e mi li con tieng viet 5 tuan 6,
SOFT LIÊN QUAN
  • Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em

    Bài văn tả sách lớp 5 hay

    Bài văn mẫu Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em là những quan sát tinh tế và cách lựa chọn từ ngữ khéo léo của người viết nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn về cách làm bài văn miêu tả đồ vật đã học.

Tin Mới