Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa, tiếng Việt 5

Trong bài học ngày hôm trước, các em đã được học về từ trái nghĩa. Nội dung Soạn bài Luyện tập về từ trái nghĩa dưới đây được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng vận dụng lí thuyết vào làm bài tập.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa, mẫu 1

1. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Ăn ít nói nhiều
b. Ba chìm bảy nổi
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho

Trả lời:
các từ trái nghĩa tìm được trong các thành ngữ, tục ngữ đã cho là:
a) ít – nhiều b) chìm - nổi
c) Nắng - mưa, trưa - tối d) trẻ già

2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm
a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí ...
b. Trẻ ... cùng đi đánh giặc
c. ... trên đoàn kết một lòng
d. Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Trả lời:
Các từ cần điền vào chỗ trống là:
a) lớn b) già d) Dưới d) sống

3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chố trống
a. Việc ... nghĩa lớn
b. Áo rách khéo vá, hơn lành ... may
c. Thức .... dậy sớm

Trả lời:
Các từ cần điền vào chỗ trống là:
a) Nhỏ b) vụng c) khuya

4. Tìm những từ trái nghĩa nhau
a. Tả hình dáng: VD: cao - thấp
b. Tả hành động: VD: khóc - cười
c. Tả trạng thái: VD: buồn - vui
d. Tả phẩm chất: VD: tốt - xấu

Trả lời:
Những từ trái nghĩa nhau
a) Tả hình dáng:
- cao - thấp; cao - lùn; cao vống - lùn tịt…
bé; to - nhỏ; to xù - bé tí; to kềnh - bé tẹo reo - gầy; mập - ốm; béo múp - gầy tong...
b) Tả hành động: khóc - cười; đứng - ngồi; lên - xuống; vào - ra.
c) Tả trạng thái
- buồn - vui; lạc quan - bi quan; phấn chân - ỉu xìu; sướng - khổ; vui sướng - đau khổ; hạnh phúc - bất hạnh
- khỏe - yếu; khỏe mạnh - ốm đau; sung sức - mệt mỏi.
d) Tả phẩm chất
tốt - xấu; hiền - dữ; lành - ác; ngoan - hư; khiêm tốn - kiêu căng; hèn dũng cảm; thật thà -dối trá; trung thành - phản bội; cao thượng - hèn hạ; tế nhị - thô lỗ

5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được trong bài tập trên
Trả lời:
- Bọn trẻ nghịch đùa, chọc ghẹo nhau, dứa khóc, đứa cười ầm ĩ.
- Anh nó béo múp còn nó gầy nhom.

 

Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa, mẫu 2

Câu 1 (trang 43 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Ăn ít ngon nhiều.
b) Ba chìm bảy nổi.
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d) Yêu tre, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
Trả lời:
a) ít / nhiều.
b) chìm / nổi.
c) nắng / mưa.
d) trẻ /già.

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí …
b) Trẻ … cùng đi đánh giặc.
c) … trên đoàn kết mọt lòng.
d) Xa-da-co đã chết nhưng hình ảnh của em còn … mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
Trả lời:
a) lớn.
b) già.
c) dưới.
d) sống.

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:
a) Việc … nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành … may.
c) Thức … dậy sớm.
Trả lời:
a) nhỏ.
b) vụng.
c) khuya.

Câu 4 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a) Tả hình dáng
M: cao – thấp
b) Tả hành động
M: khóc – cười
c) Tả trạng thái
M: buồn - vui
d) Tả phẩm chất
M: tốt – xấu
Trả lời:
a) Tả hình dáng
cao – thấp, cao – lùn, to tướng – bé tẹo, mập – gầy, mũm mĩm – tong teo…
b) Tả hành động
khóc – cười, nằm – ngồi, đứng – ngồi, lên – xuống, vào – ra…
c) Tả trạng thái
buồn – vui, sướng – khổ, hạnh phúc – khổ đau, lạc quan – bi quan, phấn chấn - ỉu xìu…
d) Tả phẩm chất
tốt – xấu, hiền – dữ, ngoan – hư, khiêm tốn – tự kiêu, trung thành – phản bội, tế nhị - thô lỗ…

Câu 5 (trang 44 sgk Tiếng Việt 5): 5. Đặt câu để phân biệt các từ trogn một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
Trả lời:
a) Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
b) Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
c) Hãy nên khiêm tốn, đừng nên tự kiêu.

-----------------------HẾT-----------------------

Ngoài ra, Ghi lại biên bản cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một em bé đang tuổi tập đi, tập nói để nắm vững những kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tu-va-cau-luyen-tap-ve-tu-trai-nghia-lop-5-37955n.aspx
 

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.2★- 17 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai luyen tu va cau luyen tap ve tu trai nghia tieng viet 5

, luyen tap ve tu trai nghia trang 43 sgk tieng viet 5 tap 1, luyen tu va cau lop 5 luyen tap ve tu trai nghia,

Tin Mới