Cùng Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc trang 169 SGK Tiếng Việt 5, tập 1 để thấy được sự khổ cực, lo lắng trăm bề của những người nông dân để làm ra hạt thóc, tuy vất vả là vậy nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ, yêu đời.
Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc
Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc, Ngắn 1
Nội dung chính
Những bài ca dao về nội khổ cực của người dân lao động, dạy cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.
Câu 1 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất.
Trả lời:
Những hình ảnh nói lên:
- Nỗi vất vả: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra "dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
- Sự lo lắng: trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
Câu 2 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5): Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
Trả lời:
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng,
Câu 3 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
a. Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày
b. Thể hiện quyết tâm lao động, sản xuất
c. Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo
Trả lời:
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, bể lặng mới yên tấm lòng.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
Câu 4 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng các bài ca dao trên.
Trả lời:
Học sinh tự học.
Trên đây là phần Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn và cùng với phần Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập về câu để học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 hơn.
Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc, Ngắn 2
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
- Ba bài ca dao đều được sáng tác theo thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Âm điệu chung của cả ba bài là âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm. Nhịp điệu 2/2/2 - 4/4 là phổ biến.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Câu 1: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
- Trả lời
- Nỗi vất vả của người nông dân được thể hiện qua những hình ảnh:
+ Cày đồng vào buổi trưa; Mồ hôi đổ ra như mưa.
+ Có được bát cơm đầy dẻo thơm người dân phải trải qua bao nhiêu là đắng cay, gian khổ.
- Nỗi lo lắng của người nông dân được thể hiện qua những hình ảnh:
+ Đi cấy mà còn phải trông nhiều bề: trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; Trông cho chân cứng đá mềm; Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Câu 2: Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
- Trả lời: Đó là những câu:
Công lềnh chẳng quản lâu đâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Câu 3: Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
Trả lời: Những câu ứng với nội dung đã cho như sau:
a) Ứng với nội dung (a):
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
b) Ứng với nội dung (b):
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
c) Úng với nội dung (c):
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
* Nội dung chính: Ca ngợi công việc vất vả, khó nhọc trên đồng ruộng của người nông dân và khuyên mọi người hãy trân trọng, nhớ ơn những người đã làm ra hạt gạo nuôi sống cả xã hội.
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Thầy cúng đi viện, tập đọc để có sự chuẩn bị tốt cho bài Tập đọc: Thầy cúng đi viện.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ca-dao-ve-lao-dong-san-xuat-tap-doc-40370n.aspx