Soạn bài Sọ Dừa, Ngữ văn 6

Hướng dẫn soạn bài Sọ Dừa sẽ mang đến cho các em những gợi ý hay khi trả lời những câu hỏi đọc hiểu trong SGK. Bên cạnh đó, qua bài soạn các em sẽ hiểu hơn về đặc trưng của truyện cổ tích, hiểu được bài học được gửi gắm trong câu chuyện.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

soan bai so dua

Soạn bài Sọ Dừa trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1


SOẠN BÀI SỌ DỪA, MẪU 1

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1: 

- Sọ Dừa ra đời một cách khách thường khi bố mẹ cậu dù nghèo khó nhưng chăm chỉ hiền lành mà không có con. Một hôm vào rừng uống gáo nước mát rồi mang thai Sọ Dừa
- Sọ Dừa được kể về sự ra đời kì lạ như thế để cho thấy con người đặc biệt trong cậu. Hướng đến những con người nông dân nghèo và đức tính chịu đựng hiền lương của mình. 

Câu 2: 

- Sọ Dừa rất thông minh, cậu chăn bò rất giỏi. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
- Ngoài ra, Sọ Dừa còn có tài thổi sáo rất giỏi.
- Sọ Dừa học giỏi thi đỗ Trạng Nguyên
- Những chi tiết trên cho thấy, ngoại hình và phẩm chất của Sọ Dừa đối lập nhau. Tuy không có vẻ ngoài khôi ngô nhưng những gì Sọ Dừa cho thấy tài năng của mình là điều đáng quý nhất 

Câu 3: 

- Cô út đồng ý lấy Sọ Dừa vì biết được tài năng của chàng. Biết chàng là một người khôi ngô tuấn tú trong chiếc sọ dừa.
- Nhân vật Cô út là người hiền hậu, biết yêu thương và tình cảm với những người thiếu sót, biết quan tâm đến mọi người xung quanh

Câu 4: 

- Qua truyện cổ tích, người lao động ước mơ về một cái kết có hậu cho những người nông dân thiếu may mắn, họ cần được cảm thông, được yêu thương
- Người có được tình yêu thương đó, sẽ là người hạnh phúc và có được cuộc sống viên mãn 

Câu 5:

Qua câu chuyện, ta thấy được lớp ý nghĩa lớn lao của tác giả, cho thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Thêm trân trọng những người bất hạnh, có thêm tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Cũng như ước mơ mãnh liệt vào cuộc sống hạnh phúc của những người hiên lương như bố mẹ Sọ Dừa, cô út. 

II. Luyện tập 

Gợi ý:
Truyện Vua cá sấu
Truyện Vua ếch
Chàng rắn 

 

SOẠN BÀI SỌ DỪA, MẪU 2

Đọc – hiểu bài văn:(Trả lời câu hỏi trang 54 SGK sách Ngữ Văn lớp 7)
Đọc truyện nhiều lần để có thể kể lại truyện bằng cách xác định các chi tiết chính (sự việc chính), phần mở, phần thân, phần kết, chú ý giữ các câu đối thoại. Có thể trần thuật theo cách bám chặt cốt truyện hoặc theo cách có sáng tạo.

Thí dụ:

Mở: Ngày xưa, có một người đàn bà 50 tuổi vẫn chưa có con, khi vào rừng hái củi, uống nước trong một sọ dừa rồi bỗng thụ thai và đẻ ra một đứa con tròn như một quả dừa, lăn long lóc trong nhà.

Thân:
- Mẹ định vứt con, nhưng Sọ Dừa xin ở lại và xin đi chăn bò cho phú ông để lấy công giúp đỡ gia đình.
- Phú ông có ba cô con gái hay đưa cơm cho Sọ Dừa, trong đó có cô Út hiền lành, thương Sọ Dừa, đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một hôm, cô Út bỗng thấy Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú, đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Cô Út đem lòng yêu Sọ Dừa.
– Sọ Dừa muốn hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông thách cưới với nhiều vật quí. Sọ Dừa đều đáp ứng được cả. Hai cô con gái đầu vẫn chê Sọ Dừa, còn cô Út thì nhận lời. Đám cưới diễn ra rất long trọng.
- Sọ Dừa thông minh, lo học hành và đỗ Trạng Nguyên, được cử đi sứ nước ngoài. Khi chia tay với vợ, Sọ Dừa để lại một con dao, hai viên đá và hai quả trứng ...
- Thấy em có hạnh phục, hai cô chị ganh ghét, tìm cách đây em xuống biển để giết chết. Em Út bị cá kình nuốt vào bụng.

Kết: Em Út nhờ dao, mổ bụng cá chui ra, lạc vào đảo, lấy thịt cá nuôi sống, lấy trứng ấp thành gà để chăn nuôi. Một hôm, có thuyền qua đảo. Gà gáy kêu cứu. Té ra thuyền đó là của Trạng Nguyên. Vợ chồng đoàn tụ, sống trở lại với hạnh phúc cũ. Hai cô chị tưởng là em đã chết, hi vọng lấy Trạng Nguyên nhưng sự việc không thành, xấu hổ quá bỏ đi biệt xứ. (Khi kể cố gắng thể hiện tiếng gáy của gà).

1. Câu hỏi: Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?

Trả lời:
Sự ra đời của Sọ Dừa rất khác thường:

+ Từ việc uống nước trong sọ dừa mà mang thai.
+ Sinh ra là Sọ Dừa, chỉ lăn long lóc.
Sức tưởng tượng về sự ra đời của Sọ Dừa của nhân dân thời xưa thể hiện sự chú ý đến những con người xấu xí về hình dáng, đó là những con người bất hạnh bẩm sinh (như các em có tật, bệnh bẩm sinh do chiến tranh hiện nay), thường thuộc các gia đình hiện hành, phúc đức nhưng nghèo khó và hiếm con. Nhân dân xưa muốn đề cao những con người ấy, cho rằng xấu như vậy nhưng sẽ là người có tài, giúp ích cho đời.

2. Câu hỏi: Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?

Trả lời:
Sự tài giỏi của So Dừa thể hiện qua các chi tiết sau:
+ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
+ Sọ Dừa biết thổi sáo.
+ Sọ Dừa biết sắm đủ lễ cưới (toàn các vật quí khó tìm).
+ Sọ Dừa đỗ Trạng Nguyên.
Bên ngoài, Sọ Dừa xấu xí, nhưng bên trong, Sọ Dừa nhiều tài năng, tài năng lao động, tài năng trí thức. Như vậy, cái xấu bên ngoài con người không hẳn đã hạn chế tài năng con người. Vì vậy, nhìn con người phải nhìn cả hình thức và nội dung, đừng chỉ vì hình thức bên ngoài mà coi thường, khinh rẻ con người, nhất là khi các hình thức đó là do bẩm sinh.

3. Câu hỏi: Tại sao Cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?

Trả lời:
Cô Út nhận lấy Sọ Dừa không chỉ sau khi biết Sọ Dừa không phải là người phàm trần mà là biết thương Sọ Dừa khi đi đưa cơm, thương một người bất hạnh, nghèo khổ. Hai cô chị chỉ chú ý đến hình thức nên chê So Dừa. Còn Phú ông thì gả con chỉ vì mê của. Cô Út là nhân vật đáng yêu. Trong nhiều truyện dân gian, người con út thường cực khổ (Lang Liêu, Nàng Út...) nhưng rất hiền lành và cuộc đời về sau thường có hạnh phúc. Cô Út không chỉ lấy Sọ Dừa vì tình yêu chân chính, chân thật mà còn là người dũng cảm, biết tự lực nuôi sống khi bị cá nuốt và sau đó lạc vào đảo hoang. Cô Út thể hiện ước mơ ca ngợi người hiền lành, có đạo đức, gặp nạn nhưng luôn được cứu vớt và có hạnh phúc. Cần thấy ở đây, không có Thần giúp mà là cô Út tự giúp lấy mình. Đây là cách nhìn mới về người hiền lành trong các truyện dân gian, khác với thần thoại và truyền thuyết.

4. Câu hỏi: Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?

Trả lời:
Cô Út có hạnh phúc là xứng đáng. Còn hai cô chị xấu hổ, phải bỏ nhà biệt xứ. Trốn mất cũng như đã chết. Nhân dân lao động thời xưa muốn trừng phạt những kẻ độc ác, vì danh lợi, tình yêu ích kỷ mà giết cả em gái mình. Em thử xem nhân dân trừng phạt như vậy đã xứng đáng chưa? (Liên hệ với cô Cám trong Tấm Cám).

5. Câu hỏi: Hãy nêu những ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa.

Trả lời:
Ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa: có thể có nhiều ý nghĩa:
– Đối lập cái xấu và cái đẹp > cái đẹp quí nhất là ở tài năng. - Đối lập cái ác và cải thiện 2 cái ác bị trừng trị, cái thiện được đền bồi.
- Đối lập cái nghèo và cái giàu » cái giàu chỉ tham của, bóc lột, cái nghèo tuy khổ nhưng rồi sẽ sung sướng.
- Đối lập cái thực và cái hoang đường > cái thực là cuộc sống của người xưa, cái hoang đường là mơ ước của nhân dân lao động khi họ chưa đủ sức đối phó với kẻ giàu sang, quyến thế. Đó là cái mơ ước chân chính, ngày nay đã trở thành hiện thực trong đời sống của họ.

Luyện tập:

1. Tìm một truyện cổ tích khác trong nước và ngoài nước (phần đọc thêm) và so sánh với Sọ Dừa.
Thí dụ: Trương Chi (truyện cổ tích trong nước)
Trương Chi có hình dáng xấu xí nhưng lại có tiếng sáo hay như Sọ Dừa có tiếng sáo hay
Trương Chi được Công chúa yêu như Sọ Dừa, tuy xấu vẫn được cô yêu.
Trương Chi thất vọng trong tình yêu nhưng cái chết biến thành ngọc, Sọ Dừa thành công trong tình yêu và được hưởng hạnh phúc.
Thí dụ: Truyện Lọ Lem, có nhiều dị bản ở nhiều nước.

2. Kể lại câu chuyện thật diễn cảm qua các lời đối thoại và lời kể. Qua các tên truyện đọc thêm, chú ý nhân vật là các con gì? Tại sao?

3. Top bài văn mẫu Tưởng tượng và kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới chọn lọc

=> Xem lại và chuẩn bị các bài soạn văn lớp 6 dưới đây để học tốt môn ngữ Văn 6 hơn:

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-so-dua-37719n.aspx
- Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự


Tác giả: Lộc Ngô     (4.3★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy truyện Sọ Dừa
Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa
Dàn ý trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa
Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa
Từ khoá liên quan:

soan bai so dua hay nhat soan van 6 ket noi tri thuc

, soan bai so dua ngan nhat soan van 6, soan bai lop 6 so dua,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài tập ôn hè môn Ngữ văn lớp 6

    Đề cương ôn tập môn văn lớp 6

    Như vậy, các em học sinh đã chính thức bước vào kỳ nghỉ hè để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học tập mệt mỏi, căng thẳng, tuy nhiên, các em cũng nên thực hành bằng những bài tập hè để tránh tình trạng quên kiến t ...

Tin Mới