Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa

Sọ Dừa là truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Bài văn mẫu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa sẽ mang đến cho các em những cảm nhận sâu sắc hơn về hành trình đi đến hành phúc của Sọ Dừa cũng như những bài học quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu chuyện.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa

phat bieu cam nghi ve truyen so dua

Bài văn Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa
 

Bài làm:

Từ ngày bé chúng ta từng được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích mẹ kể, mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc dạy ta cách sống, cách làm người sao cho có ích và  không hổ thẹn với lương tâm. Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng, lắng đọng những triết lý nhân văn cao cả không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài và răn dạy chúng ta về luật nhân – quả trong cuộc sống đó là: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Một đôi vợ chồng nông dân đã ngoài năm mươi mà vẫn không có lấy một mụn con, ấy thế mà một hôm trời nắng to bà vợ thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Một chi tiết truyện hư cấu đầy tính nhân văn, có lẽ vì thấy đôi vợ chồng hiền lành phúc đức nên trời rủ lòng thương ban cho họ một đứa con. Sọ Dừa sinh ra vốn mang thân hình kỳ dị khác thường, không có chân tay, mình mẩy mà cứ tròn lông lốc như một quả dừa, cậu bị mọi người xa lánh kỳ thị. Đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy lại là những điều tốt đẹp mà con người muốn hướng tới, tuy không có ngoại hình gia cảnh lại nghèo khó phải đi chăn trâu cho nhà phú ông nhưng Sọ Dừa lại rất được việc, đàn trâu luôn được ăn no mỗi ngày. Bất ngờ thay! Sọ Dừa thật ra lại chính là một chàng trai khôi ngô tuấn tú biết thổi sáo rất hay. Một con người tài đức vẹn toàn nhưng từng ấy nằm che đậy mình dưới lớp vỏ bọc xấu xí, dị hợm. Đây là một tình tiết rất ly kỳ, thu hút người đọc, tạo nên nét đặc sắc cho câu chuyện. Người xưa muốn răn dạy chúng ta đừng bao giờ chỉ nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một con người, muốn hiểu rõ về họ phải đánh giá họ thật toàn diện về nội tâm tính cách bên trong.

Trong xã hội phong kiến xưa sự phân chia thứ bậc giai cấp, giàu nghèo đã khiến cho con người sống trong xa cách, luôn tự ti về bản thân và chấp nhận sự an bài của số phận. Ấy vậy mà chàng trai nghèo khó, xấu xí Sọ Dừa lại dám có ước mơ lấy được con gái phú ông. Đây là một hành động liều lĩnh nhưng lại rất bản lĩnh mà ngay cả chàng trai bình thường cũng khó mà làm được. Trước sự khinh thường, chê bai của phú ông và hai cô con gái đầu, thì người con gái út đã đồng ý lấy Sọ Dừa. Đây là một cô gái hiền lành, nhân hậu, có lòng thương người, cô đã sớm nhận ra Sọ Dừa không phải là chàng trai tầm thường, cô nhìn thấu được vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu bên trong chàng trai ấy.

Trời không phụ lòng người, ngày cưới Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Rồi với sự thông minh, chăm chỉ của mình chàng thi đỗ trạng nguyên. Đây chính là đạo lý trong cuộc sống “Ở hiền gặp lành” dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn sống hướng thiện, hiền lành thì nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng, những kẻ bất nghĩa, ích kỷ sẽ phải nhận lại những trái đắng.

Hai cô chị thấy em mình hạnh phúc thì đem lòng ghen ghét, đố kỵ bày mưu hãm hại em mình. Sọ Dừa đã sớm biết trước nên đã có sự chuẩn bị giúp vợ vượt qua được cơn hoạn nạn. Thế nhưng ngày trở về, vợ chồng Sọ Dừa không hề trừng phạt hai cô chị mà tha thứ lỗi lầm, thể hiện lòng khoan dung, độ lượng của họ. Đây là một đức tính tốt đáng ngưỡng mộ của mỗi người, để vượt qua được sự tức giận và khoan dung với những kẻ hãm hại mình quả thật là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó truyện cũng cho ta một bài học quý báu: Không nên quá tin tưởng vào một ai ngay cả người thân cận nhất. Vợ chồng Sọ Dừa xứng đáng được hưởng cuộc sông ấm no, hạnh phúc.

Sọ Dừa là một câu chuyện để lại cho chúng ta thật nhiều bài học quý báu về đạo lý làm người. Sống trong đời phải lấy nhân nghĩa làm trọng, luôn tin vào những điều thiện và xoá bỏ cái ác trong xã hội. Câu chuyện cũng là niềm ước mơ, khát khao của người xưa về một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, không còn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

--------------------HẾT-------------------------

Bên cạnh bài Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa, để thấy được những đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua nhân vật Sọ Dừa cũng như những quan niệm của nhân dân được gửi gắm qua câu chuyện, các em có thể tham khảo thêm: Đóng vai nhân vật Sọ Dừa kể lại truyện Sọ Dừa, Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa, Cảm nhận về nhân vật Sọ Dừa qua truyện cổ tích Sợ Dừa mà em đã học.
 

https://thuthuat.taimienphi.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-so-dua-41472n.aspx

Tác giả: Tin Nguyễn     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa
Dàn ý phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa
Hãy chọn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về thân phận nhân vật trong truyện cổ tích
Soạn bài Sọ Dừa, Ngữ văn 6
Soạn bài Sọ Dừa, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

bai van phat bieu cam nghi ve truyen so dua

, phat bieu cam nghi ve truyen so dua, cam nghi ve nhan vat so dua trong truyen co tich so dua,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu

    Những bài văn mẫu hay lớp 7

    Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu là một trong những bài tập làm văn mẫu lớp 7 hay nhất luôn được rất nhiều các em học sinh tìm kiếm, tham khảo. Đây cũng là đề bài tập làm văn quen thuộc trong chương trình học mà các thầy cô giáo thường cho các em học sinh làm để rèn luyện khả năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi viết tập làm văn của các em.

Tin Mới