Soạn bài Sọ Dừa, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Truyện cổ tích luôn mang đến một thế giới mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều bạn đọc thiếu nhi. Tham khảo Soạn bài Sọ Dừa ngắn nhất trang 42 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo, học kì I để có thể nắm chắc kiến thức về văn bản này.

Soạn bài Sọ Dừa ngắn nhất sách Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

soan bai so dua ngan gon ngu van lop 6 chan troi sang tao

Soạn bài Sọ Dừa Chân trời sáng tạo ngắn gọn


I. Chuẩn bị đọc

1. Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?
- HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
Gợi ý:
- Em đã từng đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài.
- Cách đánh giá như vậy là không chính xác và rất phiến diện.
2. Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?
Trả lời:
- Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng đến một nhân vật có ngoại hình giống cái sọ dừa.|


II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
Trả lời:
Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được:
+ Sọ Dừa có sự ra đời kì lạ.
+ Sọ Dừa có ngoại hình không giống những người bình thường "không chân không tay, tròn như một quả dừa".
2. Dự đoán: Theo em, Sọ Dừa có tìm được lễ vật hay không?
- HS dự đoán và trả lời.
Gợi ý:
- Theo em, Sọ Dừa có tìm được đầy đủ lễ vật.
soan bai so dua sieu ngan

Soạn bài Sọ Dừa, ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?
Trả lời:
- Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật người mang lốt vật.
2. Sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện:
a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.
b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.
c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.
d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.
đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.
e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.
g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích?
Trả lời:
- Sắp xếp lại các sự kiện theo đúng trình tự: a - h - d - b - đ - e - c - g.
- Nhận xét: các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.
3. Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?
Trả lời:
- Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa thể hiện qua:
+ Nghe mẹ than phiền mình không làm được việc như con nhà người ta, Sọ Dừa nói với mẹ đến nhà phú ông xin cho chàng đến chăn bò -> là một người con hiếu thảo.
+ Chàng chăn bò rất giỏi, "ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng" -> chăm chỉ, cần cù trong công việc.
+ Chàng đỗ Trạng nguyên -> Sọ Dừa còn là người thông minh, siêng năng.
+ Dặn dò vợ trước khi đi sứ -> sự cẩn thận, chu đáo của Sọ Dừa.
4. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện "Sọ Dừa". Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?
Trả lời:
- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện:
+ Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước trong cái sọ bên gốc cây, sau đó có mang và sinh ra Sọ Dừa "không chân không tay, tròn như một quả dừa".
+ Chàng không có tay chân nhưng đi chăn bò cho phú ông rất giỏi.
+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú và ngồi thổi sáo. Khi nghe thấy tiếng động, chàng trai ấy biến mất, trở về hình dáng tròn lông lốc ban đầu.
- Vai trò của các yếu tố kì ảo:
+ Giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Góp phần khắc họa những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật Sọ Dừa.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống công bằng, lí tưởng.
5. Xác định đề tài của truyện
Trả lời:
- Đề tài của truyện: đề cao vẻ đẹp bên trong của con người.
6. Cho biết chủ đề của truyện.
Trả lời:
- Chủ đề của truyện: gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Ở đó, người hiền tài sẽ sống hạnh phúc, vui vẻ còn kẻ tham lam, ác độc sẽ nhận kết cục thảm bại.
7. Qua truyện "Sọ Dừa", em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?
Trả lời:
- Em học được cách nhìn nhận, đánh giá con người: không nên dựa vào vẻ bề ngoài để đánh giá một cá nhân. Chúng ta cần coi trọng vẻ đẹp bên trong như phẩm chất, tính cách của họ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-so-dua-ngan-gon-ngu-van-lop-6-chan-troi-sang-tao-71654n.aspx
Để chuẩn bị cho các bài học tiếp theo, em có thể tham khảo văn mẫu lớp 6 khác trên Taimienphi.vn như:
- Tóm tắt Chuyện cổ nước mình
- Soạn bài Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chuyện cổ nước mình, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Soan bai So Dua ngan gon Ngu van lop 6 Chan troi sang tao

, Soan bai So Dua Chan troi sang tao, Giao an So Dua Chan troi sang tao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

    File PDF SGK CTST từ lớp 1-12

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới