Sau khi học về dấu chấm phẩy và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ở phần tri thức ngữ văn, em hãy thực hành làm bài tập tại Soạn bài Thực hành tiếng Việt 10, trang 88, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo, học kì II ngay nhé.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 88 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Dấu chấm phẩy trong đoạn văn được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu hỏi 2 trang 88 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
Không cần thiết phải dùng dấu chấm phẩy thay cho dấu phẩy vì trong trường hợp này, các vế không phải là phép liệt kê phức tạp nên hoàn toàn có thể sử dụng dấu phẩy để đánh dấu.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 3 trang 88 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2
a) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và số liệu đã được sử dụng.
b) Tác dụng: minh họa cho phần lễ cúng Thần Lúa.
Viết ngắn: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) giới thiệu một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
* Gợi ý viết đoạn văn ngắn:
Cảnh thiên nhiên mà em yêu thích nhất chính là Vịnh Hạ Long quê em. Không phải tự nhiên mà Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp vào một trong bảy kỳ quan thế giới. Nước biển trên vịnh mênh mông xanh một màu xanh ngọc bích, nước trong veo như gương soi nhưng sâu không thể nhìn thấy đáy. Thỉnh thoảng có vài chú cá tinh nghịch bật lên khỏi mặt nước rồi lại lặn xuống như đang biểu diễn tài năng của mình cho các du khách chiêm ngưỡng. Đi thuyền ra giữa vịnh, ta thấy mênh mông một trời đá và nước. Những ngọn núi đá vôi đủ hình thù kì lạ xếp xen kẽ nhau lúc xa lúc gần cho ta cảm thấy như đang bước vào một thế giới kì bí, huyền ảo. Cùng lúc đó, ánh mặt trời chiếu rọi ánh sáng xuống mặt biển lung linh, lấp lánh; những ngọn núi in bóng trên mặt biển khẽ lay động theo gợn sóng lăn tăn nhẹ khiến cho em có cảm giác rất bình yên. Khi đứng trước biển cả thiên nhiên, em cảm thấy bản thân thật nhỏ bé. Em cũng rất tự hào về vùng biển quê hương em
-> Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Cùng lúc đó, ánh mặt trời chiếu rọi ánh sáng xuống mặt biển lung linh, lấp lánh; những ngọn núi in bóng trên mặt biển khẽ lay động theo gợn sóng lăn tăn nhẹ khiến cho em có cảm giác rất bình yên.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-10-ngu-van-6-chan-troi-sang-tao-75367n.aspx
Sau khi thực hành xong, có hai kiến thức em cần nhớ. Một là: Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp. Hai là: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chính là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu trong văn bản, nó làm tăng tính chính xác cho văn bản và giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng trực quan hơn. Em hãy xem các bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác của Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn, Soạn bài Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ và nhiều bài học khác.