Bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, trang 67, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ giúp em hoàn thiện các bài tập về một cách đơn giản và nhanh chóng. Cùng theo dõi em nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3, Ngữ văn lớp 6, CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3, Ngữ văn lớp 6, CTST
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
a.
- "Phồn hoa": náo nhiệt, giàu có, xa hoa.
- Không thể thay từ "phồn hoa" bằng từ "phồn vinh".
Vì:
+ "Phồn vinh": giàu có, thịnh vượng, đang phát triển tốt đẹp.
+ Cả hai từ "phồn vinh", "phồn hoa" đều chỉ sự giàu có nhưng từ "phồn vinh" thường gắn liền với phạm vi chỉ xã hội, đất nước nên không phù hợp để diễn tả cuộc sống nhộn nhịp, đông vui bậc nhất của kinh thành Thăng Long.
b.
- Biện pháp tu từ: so sánh.
- Tác dụng:
+ Gợi khung cảnh sầm uất của phố phường kinh thành Thăng Long.
+ Bày tỏ cảm xúc tự hào về sự giàu có, thịnh vượng của kinh thành.
c.
- Từ láy "ngẩn ngơ".
- Tác dụng: diễn tả tâm trạng luyến tiếc của nhân vật trữ tình khi phải rời xa Long Thành.
d.
- Không thể sử dụng cụm từ "bút đây" thay cho "bút hoa".
- Vì: Cụm từ "bút đây" chỉ đồ dùng để viết còn "bút hoa" góp phần nhấn mạnh sự tài hoa của người viết.
Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
a.
- "Sẵn": chỉ trạng thái có thể sử dụng được ngay do có nhiều, đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
- Việc lựa chọn từ "sẵn" có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Vì nó đã gợi tả được sự giàu có của sản vật nơi Tháp Mười.
b.
- Biện pháp tu từ: điệp từ "sẵn".
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự phong phú, giàu có của sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng Tháp Mười.
+ Bày tỏ niềm tự hào, tấm lòng yêu mến của tác giả dân gian với quê hương.
Câu 3 (trang 68, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):
- Các từ láy trong đoạn văn trên: "ngắn ngủi", "thiết tha", "dân dã'', "mộc mạc", "tha thiết", "ngọt ngào", "bâng khuâng", "xao xuyến".
- Tác dụng:
+ Giúp người học thấy được điểm độc đáo của bài ca dao: hình thức tuy ngắn ngủi nhưng chất chứa nhiều tâm tư, tình cảm.
+ Nhấn mạnh vào ngôn từ mộc mạc, dân dã của mỗi vùng quê trên đất nước ta.
+ Thể hiện cảm xúc yêu thích của tác giả khi đọc bài ca dao.
* Viết ngắn
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ nguồn tìm kiếm hình ảnh.
- HS lựa chọn ảnh mình thích và viết bài cảm nhận.
* Gợi ý:
(2 bức ảnh về vịnh Hạ Long, 2 bức ảnh về phố cổ Hội An, 2 bức ảnh về Đồng Tháp Mười)
Tập ảnh về cảnh sắc thiên nhiên ba miền Bắc - Trung - Nam của nước ta đã để lại những thích thú, tò mò cùng sự phấn khích cho người dân và du khách quốc tế. Đầu tiên, hai bức ảnh chụp cảnh vịnh Hạ Long mang đến không gian trong xanh, tươi mát của vùng biển này. Bên cạnh đó, những hang, động cũng góp phần tô đậm sự hùng vĩ, lớn lao ở nơi đây. Tiếp đến, hai bức ảnh chụp phố cổ Hội An đã cho thấy vẻ đẹp cổ xưa, mang đậm dấu tích và hơi thở của các thế kỉ trước. Hội An còn hiện lên với kiến trúc truyền thống của những ngôi nhà tường vàng, mái ngói. Cuối cùng, hai tấm ảnh chụp cánh đồng lúa ở Đồng Tháp Mười sẽ đưa du khách thăm quan đến với miền quê thanh bình, yên ả. Có thể nói, mỗi vùng miền trên đất nước lại mang một cảnh sắc khác nhau nhưng tất cả đã làm nên sự muôn màu, muôn vẻ cho thiên nhiên Việt Nam ta.
Nguồn ảnh: Google, Pinterest, Facebook,...
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-3-ngu-van-lop-6-ctst-71972n.aspx
Bài soạn trên đây không chỉ giúp em thực hành kiến thức tiếng Việt mà còn giúp em ôn tập lại các văn bản đã học. Taimienphi,vn luôn thường xuyên cập nhật và bổ sung các bài soạn, văn mẫu lớp 6 chất lượng để phục vụ việc học tập của em như:
- Soạn bài Hoa bìm
- Soạn bài Viết: Làm một bài thơ lục bát