Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

Dưới đây là Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây trang 37 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo, học kì I do Taimienphi biên soạn. Em hãy theo dõi, tham khảo để bổ sung những kiến thức cần thiết cho bài soạn của mình, từ đó nắm chắc nội dung chính về văn bản.

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hay nhất Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

soan bai dam san chien thang mtao mxay ngan gon ngu van lop 10 chan troi sang tao

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo


I. Trước khi đọc

Hãy gợi nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
- HS nhớ lại và trình bày một vài nhân vật mà bản thân biết.
Gợi ý:
- Nhân vật lịch sử: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng áo vải Quang Trung,...
- Họ được mọi người tôn xưng là anh hùng vì:
+ Có sức mạnh, tài năng và lòng dũng cảm, luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách, khó khăn.
+ Họ lập nên những kì tích và có những đóng góp, giúp đỡ đất nước và người dân.
+ Nhận được sự yêu mến, kính trọng của nhân dân.

 

📌 Một số bài viết hay về đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
📝Phân tích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - Ngữ Văn lớp 10 - CTST
📝Phân tích nhân vật Đăm Săn - Ngữ Văn lớp 10 - CTST

 

II. Đọc văn bản

1. Liên hệ: Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?
Trả lời:
- Lời văn ở đoạn này gần với vở kịch. Vì cuộc hội thoại thể hiện xung đột giữa hai nhân vật. Thông qua xung đột này, hành động và đặc điểm của nhân vật được bộ lộ rõ nét.
2. Suy luận: Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?
Trả lời:
- Những hình ảnh miêu tả Đăm Săn "chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung"
- Nhận xét:
+ Những hình ảnh dùng để miêu tả Đăm Săn có sự độc đáo: sử dụng các hình ảnh của thiên nhiên kết hợp với nghệ thuật so sánh, nói quá để khắc họa hành động của Đăm Săn.
+ Làm nổi bật hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hùng vĩ, dũng cảm phi thường.
3. Theo dõi: Chú ý sự xuất hiện của cụm từ "bà con xem..." và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể.
Trả lời:
Ý nghĩa, tác dụng của cụm từ "bà con xem..." trong lời kể:
+ Khắc họa sự gần gũi khi người kể sử thi luôn có ý thức trong việc giao tiếp với người nghe sử thi.
+ Cách nói gần gũi, mộc mạc giữa những người trong cùng cộng đồng.
+ Thể hiện tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.
4. Suy luận: Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?
Trả lời:
- Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của người kể chuyện.
- Tác dụng: góp phần tô đậm chiến công và sự giàu có thịnh vượng của Đăm Săn. Đồng thời khắc họa hình ảnh Đăm Săn được bà con trong cộng đồng yêu quý, ngưỡng mộ.
5. Suy luận: Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
- Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có điểm khác thường:
Miêu tả nhân vật dựa vào biện pháp phóng đại, nói quá: Sử dụng các vật to, chắc khỏe để miêu tả "bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,..."
- Tác dụng: khắc họa rõ nét ngoại hình, phong thái của người anh hùng có sức mạnh, cơ thể cường tráng và thấy rõ thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ, yêu quý đối với Đăm Săn.


III. Sau khi đọc

1. Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Trả lời:
Tóm tắt các sự kiện chính:
- Biết tin Hơ Nhị bị tù trưởng Mtao Mxây bắt cóc, Đăm Săn cùng dân làng đến nhà Mtao Mxây tuyên chiến với hắn để cứu vợ mình.
- Đăm Săn múa khiên, dũng mãnh giao chiến với Mtao Mxây. Đăm Săn luôn làm chủ tình thế và thể hiện được sức mạnh phi thường cùng bản lĩnh của một vị tù trưởng.
- Sau cuộc khiêu chiến và những lần hai bên múa khiên mà không thành công, nhờ sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã hạ gục Mtao Mxây và giết chết hắn.
- Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn.
- Đăm Săn mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Các khách khứa, dân làng, tù trưởng từ phương xa đến dự rất đông.
2. Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
Trả lời:
- Đăm Săn đã gặp khó khăn vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây: chàng không thể triệt hạ Mtao Mxây "chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tói, nhưng không thủng".
- Nhờ có sự mách bảo "cháu lấy một cái chày mòn cháu ném vào vành tai hắn là được" của ông Trời mà chàng vượt qua được khó khăn đó để giành chiến thắng.
Soan bai Chien thang Mtao Mxay ngan nhat

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn nhất

3. Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.
Trả lời:
chien thang mtao mxay ngu van 10
4. Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.
Trả lời:
- Một số lời thoại của Đăm Săn
+ Với Mtao Mxây: "Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem.".
+ Với dân làng: "Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu!", "Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc"
- Phân tích:
+ Trong lời thoại với Mtao Mxây: sự tự tin, khí thế oai dũng, không hề luồn cúi khi thách thức kẻ thù của người anh hùng
+ Trong lời thoại với dân làng: vị thế, sự uy quyền của người tù trưởng.
5. Cho biết:
a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
b. Cụm từ "bà con xem..." trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
Trả lời:
a.
- Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, phong thái và hành động của người anh hùng tài giỏi, dũng cảm.
+ Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, ca ngợi của dân làng với vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng.
- Ngôn ngữ sử thi:
+ Ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu hình ảnh (thể hiện qua việc khắc họa nhân vật)
+ Ngôn ngữ mang tính kịch: thể hiện trong ngôn ngữ đối thoại của Đăm Săn và Mtao Mxây.
+ Sử dụng các biện pháp phóng đại, so sánh, nói quá trong ngôn ngữ để khắc họa vẻ đẹp nhân vật.
+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu: thể hiện trong cảnh ăn mừng chiến thắng "hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang,..."
+ Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của người kể chuyện.
b.
- Cụm từ "bà con xem..." trong văn bản trên là lời của người kể chuyện hướng đến người nghe sử thi.
- Việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi có tác dụng:
+ Giúp quá trình sáng tác và tiếp nhận đến gần hơn khi người kể chuyện có ý thức trong việc giao tiếp với người nghe sử thi.
+ Hướng người nghe, người tiếp nhận sử thi cùng bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, chia sẻ cảm xúc với người kể chuyện.
6. Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
Trả lời:
Phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê:
- Góp phần tô đậm chiến thắng vẻ vang cùng sự giàu có, thịnh vượng của người anh hùng mà cụ thể là nhân vật Đăm Săn.
- Khắc họa cuộc sống đầy đủ, thịnh vượng, ấm no của cộng đồng người Ê-đê trong thời đại sử thi. Đồng thời, thể hiện được mong ước, khát vọng của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp.
- Phác họa sự kết nối của con người trong một cộng đồng: sự thân thiện giữa chủ và tớ, giữa các tù trưởng có quan hệ tốt với nhau, giữa con người với thiên nhiên.
7. Có người cho rằng văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" Có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến trên: văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ.
- Vì:
+ Văn bản có yếu tố truyện bởi nó có người kể chuyện, nhân vật, sự kiện,...
+ Văn bản có yếu tố kịch vì văn bản có xung đột, mâu thuẫn giữa hai nhân vật, có đối thoại gay cấn; từ xung đột đó thấy được hành động và tính cách nhân vật.
+ Văn bản có yếu tố thơ: lời văn của người kể chuyện thể hiện cảm xúc, các lời văn miêu tả thiên nhiên, sự vật.

.....................................................HẾT.................................................

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dam-san-chien-thang-mtao-mxay-ngan-gon-ngu-van-lop-10-chan-troi-sang-tao-71717n.aspx
Taimienphi luôn cập nhật những nội dung mới để em có thể nhanh chóng bám sát bài học trên lớp. Một số nội dung văn mẫu lớp 10 mà em sẽ cần khi học Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo:
- Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy Lạp), Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Link tải Sách giáo khoa lớp 10 Chân trời sáng tạo PDF
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Giải bài tập trang 80, 81 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Soan bai Dam San chien thang Mtao Mxay ngan gon

, Soan bai Chien thang Mtao Mxay, Soan bai Chien thang Mtao Mxay ngan nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

    File PDF SGK CTST từ lớp 1-12

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới