Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Gợi ý giải các bài tập trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1 phần soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự giúp các em biết cách chuẩn bị bài soạn tốt hơn để tự tin tham gia tiết học Tập làm văn trên lớp, bên cạnh đó rèn luyện cho em kĩ năng tìm hiểu đề cũng như nắm vững các bước làm một bài văn tự sự.

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 1

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 
1. Đề văn tự sự 
-Đề (1) nêu ra yêu cầu thuật lại một câu chuyện em thích. Chữ “ kể”; “ bằng lời văn của em” là câu văn cho em biết điều đó. 
-Đề (3) (4) (5) (6) là đề không có dấu hiệu từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì yêu cầu của đề là tự sự, kể chuyện. 
-Từ trọng tâm trong mỗi đề là các từ nêu lên nội dung chính mà bài làm cần đạt như câu chuyện em thích, chuyện với một bạn tốt, kỉ niệm thơ ấu, …. ( VD: Đề 1 yêu cầu làm nổi bật nội dung câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Đề 2 yêu cầu làm nổi bật người bạn tốt của em. …)
Đề tả sự vật Đề 2,6
Đề tả ngườiĐề 3,4,5
Tường thuật 
Đề 3,4,5
2.Cách làm bài văn tự sự 
Đề nêu ra những yêu cầu như kể một câu chuyện, em thích, bằng lời văn của em. Tức là tác giả yêu cầu em cần thực hiện thuật lại một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình ( xưng tôi) 
Em sẽ chọn chuyện Tấm Cám. Em thích nhân vật Tấm. Từ đoạn Tấm hoá thân vượt qua khó khăn để trở về làm hoàng hậu. Chuyện toát lên chủ đề về cái thiện và ác, các thiện sẽ giành chiến thắng. 
          c.Em dự định sẽ kể chuyện từ Tấm được vào cung, kết chuyện là khi Tấm trở về làm hoàng hậu theo kết cấu tuyến tính 
          d.  Em hiểu viết bằng lời văn của em là viết bằng ngôn ngữ kể chuyện của em, bằng sự hiểu biết của em về chuyện và kể lại 
           đ. Tự sự là kể chuyện bằng lời văn của mình, mang sắc thái tình cảm và sự hiểu biết của mình về truyện 
II.Luyện tập 
Gợi ý: 
Mở bài: Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám 
Thân bài: 
-Giới thiệu về nhân vật Tấm 
-Kể lại quá trình được vào cung vua của Tấm 
-Kể lại cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm qua bốn lần hoá thân 
-Kể lại kết thúc truyện và cảm xúc của em về từng nhân vật 
Kết bài: 
Ý nghĩa em rút ra cho câu chuyện.
 
 

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 2

1. Đề văn tự sự

Câu hỏi trang 47, 58 SGK Ngữ Văn 6 :

- Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?
- Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.
- Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Trả lời câu hỏi trang 47, 58 SGK Ngữ Văn 6 :
- Lời văn (đề 1) nêu ra yêu cầu: nội dung câu chuyện em thích, hình thức (lời văn của em). Cần chú ý các từ: em thích, lời văn của em.
- Các đề 3, 4, 5, 6 vẫn là đề tự sự vì đều yêu cầu kể sự việc và cần có nhân vật.
- Trong đề 3, từ trọng tâm là: kỷ niệm. Từ trọng tâm đó yêu cầu kể bằng nhớ lại.
- Trong đề 4, từ trọng tâm là: sinh nhật. Từ đó yêu cầu chú ý các công việc tổ chức cần thiết của kỷ niệm sinh nhật.
- Trong đề 5, từ trọng tâm là: đổi mới. Từ đó yêu cầu phải so sánh quê xưa và quê nay.
- Trong đề 6, từ trọng tâm là: lớn rồi. Từ đó yêu cầu nêu bật khi đã lớn thì khác khi còn nhỏ thế nào ?
- Trong các đề trên, đề 1 nghiêng về sự việc, đề 2 nghiêng về kể người, đề 3 nghiêng về sự việc và cả người như đề 4, đề 5 nghiêng về tường thuật, đề 6 nghiêng về kể người.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Kể về những đổi mới ở quê em là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường nhằm chuẩn bị cho bài học này.

2. Cách làm bài văn tự sự
– Theo đề văn, khi tìm hiểu đề, phải chú ý câu chuyện em thích và kể bằng lời văn riêng. Điều đó đòi hỏi phải chọn lựa các câu chuyện và không chép lại.
- Theo đề văn, khi lập ý, em cần chọn chuyện nhiều ý nghĩa, không cần nhiều sự việc, nhưng cần có mặt nhân vật chính diện mà cuộc sống có nghĩa phấn đấu trong học tập để em noi theo. .
- Theo đề, khi làm dàn ý, em sẽ mở đầu bằng giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật, sau đó kể các hoạt động của nhân vật và kết thúc bằng nêu ý nghĩa câu chuyện, điều em cần học tập.
- Lời văn riêng là lời văn từ cảm xúc riêng, theo cách dùng từ, đặt câu riêng, lời văn riêng là lời văn trung thực với gì mình đã hiểu và rung động mà viết ra.
– Từ các câu hỏi trên, em cần hiểu và nhớ kỹ cách làm văn tự sự theo phần ghi nhớ.


=> Xem lại và chuẩn bị các bài soạn văn lớp 6 dưới đây để học tốt môn ngữ Văn 6 hơn:

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tim-hieu-de-va-cach-lam-bai-van-tu-su-37727n.aspx
- Bài học trước: Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Bài tiếp theo: Soạn bài Sọ Dừa


Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (3.4★- 19 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, Ngữ văn lớp 6
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm lớp 8
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Từ khoá liên quan:

soan bai tim hieu de va cach lam bai van tu su

, Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, soạn văn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự,
SOFT LIÊN QUAN
  • Cách làm bài văn thuyết minh

    Hướng dẫn viết văn thuyết minh hay

    Có nhiều em học sinh tỏ ra khá bối rối, lúng túng khi đứng trước những đề văn thuyết minh vì không biết phải làm như thế nào, vậy với bài viết chia sẻ kinh nghiệm học văn với nội dung chính là hướng dẫn cách làm bài v ...

Tin Mới