Soạn bài Lợn cưới, áo mới

Nội dung soạn bài Lợn cưới, áo mới sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi đọc hiểu trang 126 SGK Ngữ văn 6, tập 1. Qua hoạt động tìm hiểu, các em sẽ thấy được ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về thói khoe khoang mà ông cha ta gửi gắm trong câu chuyện.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài : LỢN CƯỚI, ÁO MỚI, ngắn 1

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:
- Khoe của là khoe khoang, thích thể hiện mình có tiền bạc hay vật chất hào nhoáng.
- Anh khoe của trong tình huống mất con lợn mới nên đi tìm
-Từ “ lợn cưới" không phải thông tin cần thiết để tìm lợn 

Câu 2:
- Anh có áo mới thích khoe của đến mức đứng ở cổng từ sáng đến chiều mà không thấy ai đi qua mà hậm hực
- Điệu bộ của anh ta lúc trả lời không phù hợp, vì câu hỏi nghiêm túc
- Yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này

Câu 3:
- Câu truyện đáng cười vì ai cũng thích khoe khoang, thể hiện 

Câu 4:
Truyện là tiếng cười vui vẻ nhẹ nhàng nhưng sâu cay về tính khoe khoang của một bộ phận người trong xã hội.
 

Soạn bài : LỢN CƯỚI, ÁO MỚI, ngắn 2

Luyện đọc và hiểu chú thích:

a) Luyện đọc: Đọc nhiều lần văn bản, nhấn giọng ở các từ ngữ: lợn cưới, áo mới. Thử tóm tắt trong một câu. Thí dụ: “Có một anh chàng thích khoe khoang, thấy có người chạy qua hỏi : Ông có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ? thì thích quá, liền trả lời : Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi có thấy con lợn nào qua đây đâu.

b) Hiểu chú thích:(mở rộng):
- Lợn cưới: lợn để khao đám cưới, thường là lợn béo, đẹp, to.
- Đứng hóng: đứng có ý chờ ai, chờ cái gì, việc gì?

Đọc - hiểu văn bản:

Trả lời câu hỏi (trang 127 SGK)

1. Tính khoe của là tính muốn khoe khoang sự giàu có của mình, có cái gì mới thì phô trương hoặc khoe cho mọi người biết. Đó là tính tình thể hiện sự giàu sang của mình để cho mọi người mến mộ. Sự khoe khoang có khi tế nhị, có khi trắng trợn như anh có lợn cưới, có áo mới trong truyện. Trong cuộc sống, cũng có các trường hợp khoe khoang như vậy. Thí dụ:
- Có anh đi nước ngoài về, có một cái áo đẹp. Anh ấy mặc để dự một cuộc họp long trọng của cơ quan và không nói gì về chiếc áo mới đó. Thế nhưng mọi người đều biết là chuyến đi nước ngoài đã cho anh một cái áo khá đẹp (đó là cách khoa tế nhị).
- Có người đến dự cuộc họp, người ta chỉ hỏi anh về công việc nhưng khi kể công việc anh ta lại cứ lèo vào chuyến đi nước ngoài với sự đón tiếp trịnh trọng mà không dính dáng gì đến công việc cả (đó là cách khoe trắng trợn). . .
- Bạn em được mẹ cho một chiếc xe đạp mới. Đến lớp, bạn ấy hớn hở khoe với bạn chiếc xe đạp và nói là giúp mình đi học khá đúng giờ (đó là cách khoe một cách hồn nhiên).

2. Anh đi tìm lợn khoe của trong hoàn cảnh anh đang có một cái đám cưới và có một con lợn định giết bị sống. Lẽ ra anh hỏi người ta: Ông có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? Nếu người ta hỏi: Con lợn thế nào thì trả lời: Con lợn màu gì, bao nhiêu cân? ... Thật ra, người ta có thấy lợn đi qua thì cũng chỉ quan tâm con lợn hình dáng thế nào chứ chẳng quan tâm là lợn cưới hay là lợn để làm việc gì khác. Từ lợn cưới không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn sống và cũng không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi.
Anh có áo mới thích khoe đến mức mặc áo, đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua để khen, không thấy ai qua thì tức tối. Trả lời về câu hỏi: có thấy lợn qua đây không? thì anh lại giở vạt áo mới ra, một điệu bộ không phù hợp với câu hỏi. Trong câu trả lời của anh ta, yếu tố thừa là cả bộ phận trạng ngữ của câu nói (Từ lúc tôi mặc cái áo mới này). Thật ra, về lôgic mà nói thì bộ phận của trạng ngữ (mặc cái áo mới này) chả bổ sung ý nghĩa gì cho mệnh đề chính: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Một trạng ngữ phù hợp phải là: Từ lúc tôi đứng đây, tôi chả thấy con lợn nào qua đây cả. Thành ra, trong câu nói của anh ta, phần phụ lại trở thành thông tin chính và cũng chính vì vậy mà câu nói, đặt vào ngữ cảnh, tạo nên một nghĩa mới, bộc lộ tính cách một con người.

3. Tiếng cười nảy ra từ câu chuyện khi thấy 2 câu hỏi trả lời đều không phù hợp nhau một cách hoàn toàn, làm cho người đọc thấy có các từ lạc lõng trong câu hỏi và câu trả lời, xét về mặt nguyên tắc đối thoại. Cái cười nảy ra là do mâu thuẫn của lời nói; muốn hỏi một ý này nhưng lời nói lại muốn người khác chú ý đến một ý khác mà người nói cho là cần hơn (áo mới, lợn cưới).
Tiếng cười còn xuất phát ở chỗ: một anh khoe khoang này lại gặp một anh khoe khoang khác chẳng kém về tính khoe khoang. Tiếng cười ở đây là tiếng cười phê phán nhẹ về một tính xấu của con người, không phải là tiếng cười đả phá, chế giễu của kẻ bị trị với cái thói xấu, thậm chí độc ác của giai cấp thống trị, tức là tiếng cười ở đây chưa phải là tiếng cười đấu tranh giai cấp mà là tiếng cười trong nội bộ nhân dân.

4. Về ý nghĩa của câu chuyện, có thể đứng ở các góc độ phân tích để tìm ý nghĩa. Từ sự phân tích các câu hỏi và trả lời, ta thấy câu chuyện phê phán tính khoe khoang. Từ sự phân tích cách dùng từ, ta thấy câu chuyện dạy ta dùng từ thích hợp với ý kiến ta cần thông tin, không nên dùng từ thừa, lạc lõng với ý muốn nói... Từ sự phân tích quan hệ giao tiếp, câu chuyện cho ta bài học: trong giao tiếp cần tránh kết hợp việc chuyện trò với việc khoe khoang.

Đọc thêm:
Truyện Đẽo cày giữa đường cũng có chủ đề phê phán tính không có chủ kiến trong cuộc sống, ai nói gì cũng nghe. Về nghệ thuật, một điểm. giống khác là: cách kế theo trình tự thời gian, người kể ở ngôi thứ ba, sự việc cũng lặp lại nhiều lần, sự khác nhau có tính biến đổi ở lời nhân vật thể hiện ở các từ đối lập nhau. Ở truyện Treo biển, thì từ đối lập là:
Cá ươn ↔ cá tươi
Ở đâu ↔ hàng hoa
Có bán ↔ để khoe
Cá ↔ mùi tanh
Ở truyện Đẽo cày giữa đường, các từ đối lập là:
Cao, to ↔ nhỏ, thấp
Một ↔ gấp đôi, gấp ba
Sự khác nhau thể hiện ở các điểm sau:
a) Ở truyện Treo biển, không có lời phê phán của người kể.
b) Ở truyện Đẽo cày giữa đường, người kể có lời phê phán về nhân vật (“khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn”)
a) Ở truyện Treo biển, có mặt nhân vật tham gia vào câu chuyện là: Cái biển.
b) Ở truyện Đẽo cày giữa đường, nhân vật đó lại là cái cày.
a) Ở truyện Treo biển, không có chủ kiến thì không làm nên việc gì theo ý muốn.
b) Ở truyện Đẽo cày giữa đường, không có chủ kiến thì tai hại rất lớn, người không chủ kiến phạm đến một tính xấu đáng thương: Dại…

--------------------HẾT-------------------

Tìm hiểu thêm về Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Ngoài ra, Kể về những đổi mới ở quê em là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lon-cuoi-ao-moi-38024n.aspx
 


Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện cười Lợn cưới áo mới
Áo Cưới Giấy 8 khi nào ra mắt?
Mẫu váy cưới đẹp và lộng lẫy nhất
Áo Cưới Giấy 6 khi nào ra mắt? Cách tải và chơi Paper Bride 6
STT mừng đám cưới hay, ý nghĩa
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai lon cuoi ao moi

, soan van bai lon cuoi ao moi, soan bai lon cuoi ao moi lop 6,
SOFT LIÊN QUAN
  • Áo Cưới Giấy 2

    Game giải đố phong tục Áo Cưới Giấy đỏ kinh dị

    Trong thế giới game mobile đa dạng và phong phú, có một tựa game đã tạo nên sức hút đặc biệt bằng cách kết hợp thành công yếu tố kinh dị với văn hóa dân gian truyền thống của Trung Quốc. Đó chính là Áo Cưới Giấy 2: Thôn Trang Linh một tựa game giải đố độc đáo và kịch tính, đưa người chơi vào một hành trình khám phá tục kết hôn dương cách biệt ghê rợn tại Trung Quốc.

Tin Mới