Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết ca ngợi thành tựu trong trị thủy của người Việt xưa. Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh dưới đây sẽ cùng các em khám phá những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như bài học ý nghĩa được gửi gắm trong câu chuyện.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1 (Siêu ngắn)
2. Bài soạn số 2 (Siêu ngắn)
3. Bài soạn số 3 (Siêu ngắn)

Soan bai Son Tinh Thuy Tinh

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

 

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (Siêu ngắn 1)

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1: 

- Truyện gắn với thời đại vua Hùng thứ mười tám
- Truyện chia làm 3 phần chính: 

  • Vua kén rể ( từ đầu đến “ một đôi”)
  • Cuộc giao tranh giữa hai vị thần ( tiếp đến “ rút quân”)
  •  Thuỷ tinh dù thua vẫn hàng năm quay lại trả thù ( Phần còn lại)

Câu 2:

- Nhân vật chính trong truyền thuyết là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Được miêu tả bằng các chi tiết nghệ thuật  tưởng tượng, kỳ ảo: Thuỷ Tinh có thể hô mua, gọi gió, làm rung chuyển cả đất trời; Sơn Tinh dùng phép lạ nhấc được cả núi, dựng thành luỹ ngăn chặn dòng nước. Nước cao bao nhiêu, núi dâng cao bấy nhiêu
- Mỗi nhân vật lại mang một ý nghĩa biểu tượng: Thuỷ Tinh biểu tượng cho mưa lũ, thiên tai hàng năm; Sơn Tinh biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân, đoàn kết ngăn chặn thiên tai. Sức mạnh, tài năng của Sơn Tinh là biểu tượng cho tinh thần chiến thằng chiến đầu bảo vệ đất đai trong lịch sử 

Câu 3:

- Truyện là sự giải thích cho nguồn gốc thiên tai và cuộc đấu tranh không khoan nhượng của nhân dân trong công cuộc bảo vệ đất đai, bờ cõi
- Ca ngợi công lao của các vị Vua Hùng trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phòng chống thiên tai 

II. Luyện tập 

Câu 1: 
Kể lại mạch mạc, diễn cảm trước lớp truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 

Câu 2: 
Chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, là điều cần thiết để bảo vệ đất đai, lãnh thổ của đất nước. Trồng rừng và bảo vệ rừng là nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay 

Câu 3: 

- Bánh chưng bánh giầy
- Con Rồng cháu Tiên 

 

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (Siêu ngắn 2)

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm 3 phần:
- Từ đầu đến “ một đôi”: vua Hùng kén rể.
- Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh – Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
- Còn lại: Thủy Tinh trả thù hằng năm.
Truyện gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18.

Câu 2:
Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.
- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.
Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Trong cuộc giao tranh:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.
Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.
- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

Câu 3:

Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

  • Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
  • Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” muốn giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt hằng năm xảy ra ở miền Bắc nước ta và sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy kể diến cảm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

2. Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mượn hình ảnh hai thần để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt xảy ra hằng năm trên đất nước ta. Chính vì thế, nhà nước có chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt và ngăn chặn nó.

3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết:
- Sự tích quả dưa hấu.
- Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
- Bánh chưng, bánh giầy.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Nghĩa của từ
- Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự


Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (Siêu ngắn 3)

- Bố cục

  • Phần 1: Từ đầu đến mỗi thứ một đôi:điều kiện kén rể.
  • Phần 2: tiếp đến Thần nước đành rút quân: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và kết quả.
  • Phần 3 còn lại: Cuộc trả thù của Thủy Tinh và kết quả.

- Tóm tắt

Biết tin Hùng Vương thứ 18 kén rể cho Mị Nương, Sơn Tinh (thần núi), và thủy Tinh (thần nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi nhà vua bèn ra điều kiện kén rể. Hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau bèn đùng đủng nỏi giận đuổi đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy hằng năm, Thủy Tinh vẫn làm mưa bão lũ lụt để trả thù Sơn Tinh.

- Soạn bài

Câu 1 (trang 33 Ngữ Văn 6 Tập 1):

  • Phần 1: Từ đầu đến mỗi thứ một đôi:điều kiện kén rể.
  • Phần 2: tiếp đến Thần nước đành rút quân: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và kết quả.
  • Phần 3 còn lại: Cuộc trả thù của Thủy Tinh và kết quả.
  • Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương- thời đại mở đầu lịch sử của dân tộc.

Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong truyện, Sơn Tinh Thủy Tinh là nhân vật chính.
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía Đông phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi” → Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai.
- Thủy Tinh: “Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về”. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió làm rung chuyển trời đất. → Thủy Tinh tượng trung cho sự hủy diệt.

Câu 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh:
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt
+ Thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ chế ngự thiên tai.
+ Suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng.

Luyện tập

Bài 1 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể diễn cảm.
- Giọng chậm rãi ở đoạn 1,3
- Giọng sôi nổi mạnh mẽ ở đoạn 2.

Bài 2 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chủ trương của nhà Nước ngày nay chính là thể hiện ước mơ khắc phục thiên tai của nhân ta ngày xưa.

Bài 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại Hùng Vương: Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng,Cột đá thề…

-----------------------HẾT-----------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu chi tiết bà Cụm động từ để chuẩn bị Soạn bài Cụm động từ trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-37787n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (3.9★- 17 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em
Dàn ý bài văn vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơ đồ tư duy truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Trong vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Từ khoá liên quan:

Soan bai Son Tinh Thuy Tinh

, soan bai son tinh thuy tinh chi tiet, soan bai son tinh thuy tinh hay nhat sach ket noi tri thuc,
SOFT LIÊN QUAN
  • Sơn Thủy Phân Tranh

    Game cuộc chiến kén rể hấp dẫn

    Sơn Thủy Phân Tranh là game di động thuần Việt lấy đề tài từ câu chuyện cổ tích nổi tiếng Sơn Tinh Thủy Tinh. Sơn Thủy Phân Tranh đưa người chơi đến những màn đối kháng cam go giữa đội quân của vị thủ lĩnh huyền thoại vớ ...

Tin Mới