Soạn bài Cây bút thần, Ngữ Văn 6

Qua việc hướng dẫn trả lời những câu hỏi đọc hiểu trong SGK, soạn bài Cây bút thần, sẽ giúp các em nắm được nội dung câu chuyện, thấy được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như quan niệm dân gian được gửi gắm trong câu chuyện.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài Cây bút thần, Ngữ Văn 6, ngắn 1

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích là: nhân vật có tài năng kỳ lạ
- Nhân vật tương tự như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, ….

Câu 2:

Mã Lương vẽ giỏi vì cậu có tài vẽ đẹp và lòng ham học hỏi. Dù mồ côi cả cha và mẹ nhưng cậu không ngừng cố gắng được ông tiên ban cho cây bút thần. Chỉ khi nó nằm trong tay cậu, mọi thứ mới phát huy đúng giá trị của nó đó là mối quan hệ song hành, và là điều kiện quan trọng của nghệ thuật chân chính 

Câu 3:

- Mã Lương đã vẽ cho những người nghèo thùng nước, đèn, cuốc để họ đỡ khổ
- Mã Lương vẽ cho kẻ tham lam mũi tên, con cóc, gà trụi lông, ….
-> Đó là ngòi bút của chính nghĩa, của giá trị chân chính mà nhân dân khao khát, mong mỏi 

Câu 4:

Chi tiết lý thú, gợi cảm là:

  • Mã Lương vẽ cho người không có cuốc cây cuốc, không có đèn chàng vẽ cho đèn, không có thùng chàng vẽ cho thùng 
  • Mã Lương vẽ chim chim bay, vẽ cá cá tung tăng bơi 
  • Mã Lương vẽ biển, biển hiện ra trước mắt cuốn bay tên vua tham lam 

Câu 5: Truyện là bài học, ý nghĩa rút ra cho mỗi người
-Tài năng thì ắt sẽ được trời phù hộ
-Kẻ tham lam ắt sẽ gặp quả báo
-Ước mơ và công lý là ước mơ của nhân dân 

II.Luyện tập 

Gợi ý:
- Định nghĩa truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời những nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sỹ, nhân vật thông minh ngốc nghếch, …..Thường đan cài các yếu tố hoang đường kỳ ảo, thể hiện niềm tin niềm mơ ước của nhân dân về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác và sự công bằng xã hội
-Tác phẩm cổ tích đã học: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh 

 

Soạn bài Cây bút thần, Ngữ Văn 6, ngắn 2

Đọc nhiều lần câu chuyện, tóm tắt tác phẩm và tập kể lại theo đối tượng (tưởng tượng trước mắt có
một người nghe hoặc là bạn, là thầy, là cha mẹ, anh em...)

Giới thiệu một thí dụ về tóm tắt:

1. Mã Lương là con nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, phải làm ăn vất vả nhưng lại rất ham học vẽ. Đi làm kiếm ăn, bất cứ ở đâu, Mã Lương cũng tìm cách tập vẽ. Em vẽ rất tiến bộ và ước ao làm sao có cây bút vẽ.

2. Một hôm, em nằm mơ có một cụ già tóc bạc phơ đến cho em một cây bút. Tỉnh dậy, em nhận được cây bút vàng sáng lấp lánh. Mã Lương vẽ chim, vẽ cá để thỏa mãn tâm hồn, vẽ cây, cuốc, đèn, thùng cho các gia đình nghèo khổ.

3. Một tên địa chủ nghe tiếng, cho tay sai đến bắt Mã Lương và yêu cầu Mã Lương vẽ. Mã Lương từ chối nên bị hắn bắt giam vào chuồng ngựa lạnh lẽo để giết chết Mã Lương. Trong chuồng ngựa lạnh lẽo, Mã Lương đã dùng bút thần để vẽ ra bánh để sống. Tên địa chỉ cho bắt Mã Lương ra nhưng Mã Lương vẽ ra ngựa để trốn thoát. Tên địa chủ cùng gia nhân đuổi bắt nhưng Mã Lương vẽ ra cung tên bắn ngã nhào tên địa chủ.

4. Mã Lương đi cách xa quê nhà, vẽ tranh không đầy đủ bộ phận để bán cho khỏi lộ. Một hôm, một giọt mực rơi vào đúng con mắt bức tranh cò. Cò mở mắt và bay đi. Tiếng đồn đến tai vua, vua sai bắt về cung, bắt em vẽ rồng, em vẽ ra cóc, bắt em vẽ phụng, em vẽ gà trụi lông. Các con vật ỉa đái đầy sân vua. Vua tự lấy bút thần để vẽ, nhưng vẽ núi vàng thì ra núi đá suýt nữa đập nát chân vua, vẽ thỏi vàng thì ra mãng xà xông đến cắn. Vua lại bắt vẽ biển để vua đi chơi. Mã Lương vẽ biển êm ả để vua ra khỏi, rồi vẽ biển sóng bão để đánh chìm tên vua tham lam.

5. Sau đó, Mã Lương đi đâu không ai biết. Có người nói Mã Lương về quê, tiếp tục vẽ cho người nghèo.
Thử nhận xét: Bản tóm tắt có nêu đủ các sự việc, giới thiệu đủ các nhân vật của truyện không ? Đọc chú thích và thêm vào các động từ trong chú thích các từ phụ phía sau (tự do hay dựa vào văn bản) Thí dụ:
• Liên lụy / đến những người che chở mình.
• Tố giác / với nhà vua.
• Dốc lòng / làm công việc đã giao.

Đọc hiểu bài văn: Trả lời câu hỏi (Trang 85 SGK)
1. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích ?
Mã Lương thuộc kiểu nhân vật em bé thông minh, có tài, nghèo khổ, mồ côi, con nhà nông, bị bọn địa chủ, vua quan bóc lột, lợi dụng, nhưng đều có cách trả thù đích đáng.
Có thể kể: Em bé thông minh, Lương Thế Vinh, Thạch Sanh, em bé trong truyện: Anh nhà giàu bị chơi khăm ... (câu hỏi khó)

2. Mã Lương có tài vẽ giỏi do:
• Ước mơ về một tài năng
• Kiên trì rèn luyện dù chưa có điều kiện học vẽ.
• Được thần linh giúp thỏa mãn ước mơ có một cây bút thần có thể sẽ ra được mọi thứ.
• Tài vẽ giỏi được phát triển do Mã Lương đã đem tài đó phục vụ người nghèo khổ và chống lại kẻ thù giai cấp.
Các yếu tố tạo nên và phát triển tài vẽ của Mã Lương có quan hệ chặt chẽ với nhau: Có ước mơ mà không rèn luyện thì ước mơ không thành hiện thực, ước mơ và rèn luyện nhất định sẽ thành tài (có bút thần). Chuyện ông già cho bút thần không phải là tài năng do trời cho mà là sự việc thể hiện kết quả của ước mơ và rèn luyện mạnh mẽ của em bé Mã Lương.

3.Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ từ khi có bút cho đến suốt đời. Mã Lương vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ bằng tất cả thời giờ và sức lực của mình. Mã Lương vẽ một cách tự nguyện, không cầu ơn. Mã Lương chỉ vẽ cho họ cuốc, cày, đèn, thùng là để cho người lao động có điều kiện sản xuất và sinh sống trong gia đình. Là con nhà nghèo, Mã Lương rất thông cảm với người nghèo về cái thiếu thốn đó. Điều đó nói lên: cây bút thần chỉ tạo điều kiện cho sự sống bằng lao động chân chính chứ nó không đem sẵn của cải đến cho người nghèo.
Mã Lương đã vẽ cho kẻ tham lam, độc ác những con vật xấu xí (gà trụi lông, cóc ghẻ), vẽ biển nổi sống để giết kẻ tàn ác. Khi bọn tàn ác, tham lam tự dùng bút thần để vẽ thì bút thần cũng chỉ vẽ cho họ những điều trái với lòng tham núi đá thay núi vàng, mãng xà thay thỏi vàng). Điều ấy thể hiện thái độ đấu tranh giai cấp một cách triệt để của Mã Lương, tức là của người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói rằng : chỉ có người nhân nghĩa, có đạo đức trong nhân dân thì mới có thể sử dụng hiệu quả bút thần, hiểu sâu hơn – mới là người biết đem nghệ thuật phục vụ cuộc sống và đấu tranh giai cấp.

4. Truyện kể trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của nhân dân. Sức tưởng tượng dựa trên cơ sở về năng lực sáng tạo của nghệ thuật phục vụ cuộc sống, dựa trên các ý nghĩa rằng: nghệ thuật vào tay kẻ tàn bạo thì không chỉ không sáng tạo được gì cho riêng chúng mà ngược lại còn trừng phạt chúng (vua tự vẽ vàng thì ra đá đè bẹp vua, ra rắn cắn vua).
Sức tưởng tượng của nhân dân tạo nên nhiều chi tiết lí thú, thí dụ như: vẽ cho tên địa chỉ thì phượng ra gà trụi lông, rồng thì ra các ghẻ, vua vẽ thì vàng ra đá, ra rắn. Mã Lương vẽ thì ra chim, ra cá, ra bánh nướng, ra biển. ra gió, sóng để tiêu diệt bọn tàn ác tham lam.
Có thể có hai, ba chi tiết lí thú, tùy học sinh chọn, nhưng đã cho là lí thú thì phải giải thích, thí dụ như nếu thích chi tiết vẽ biển thì phải nói nó lí thú vì chính tên vua tự giết mình chứ không phải Mã Lương, thứ hai là Mã Lương cho vua chết trong sự tham lam tăng tiến (muốn có biển đẹp, lại muốn biển có cá, lại muốn ra xem cá, lại muốn thuyền đi nhanh...). Hình ảnh vua một tay ôm cột buồm, một tay ra hiệu nhưng vô hiệu là lí thú hơn cả.

5. Ý nghĩa câu chuyện : học sinh có thể suy ra nhiều chủ đề nhưng phải trên cơ sở cốt truyện.
Gợi ý:
• Truyện đã ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật phục vụ nhân dân.
• Con người có mơ ước, có quyết tâm, có rèn luyện, tất sẽ trở nên có tài.
• Nghệ thuật vào tay nhân dân thì mới sáng tạo, còn về tay kẻ bóc lột, tàn ác, tham lam thì chỉ tạo ra cái xấu, cái dữ, cái ác.
• Công lý xã hội là sáng suốt : kẻ tham ác thì bị trừng trị, người lương thiện, tài năng thì dù lao đao vẫn sống mãi.
• Nhân dân lao động không chỉ có sáng tạo trong lao động mà còn là nguồn của các tài năng nghệ thuật.

Luyện tập: (trang 85 SGK)
1. Trên cơ sở bản tóm tắt ở trên, kể lại một cách diễn cảm, chú ý đến các lời nói của nhân vật sao cho cách nói phù hợp với tâm lý của nhân vật đó.
2. Dịch nghĩa truyện cổ tích (theo chú thích bài Sọ Dừa trang 53 SGK, các truyện đã học : Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Danh từ
- Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự


https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cay-but-than-ngu-van-6-37942n.aspx

Tác giả: Ngọc Link     (4.1★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Cây bút thần
Soạn bài Cô Tô, Ngữ văn lớp 6
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Con muốn làm một cái cây ngắn nhất, Ngữ văn 6 - CTST
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT
Từ khoá liên quan:

soan bai cay but than ngu van 6

, soan bai cay but than ngan gon, soan bai cay but than trang 85 sgk ngu van 6,
SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý thuyết minh về cây bút bi

    Hướng dẫn trình bày bài văn thuyết minh về cây bút

    Bút bi là vật dụng quen thuộc và không thể thiếu đối với các em học sinh, sinh viên trong quá trình học tập. Do đó, bài văn thuyết minh về cây bút bi là chủ để được khai thác rất nhiều. Để có thể làm một bài văn thuyết minh về cây bút bi hoàn chỉnh và xuất sắc nhất trước tiên các em cần phải lập dàn ý thuyết minh về cây bút bi. Dưới đây là một số sàn ý thuyết minh về cây bút bi chi tiết nhất các em cùng tham khảo nhé.

Tin Mới