Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

Nội dung soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về khái niệm Từ, cấu tạo và cách sử dụng từ đơn, từ phức qua việc thực hành một số bài tập cụ thể.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, ngắn 1

I. Từ là gì? 

Câu 1: 
soan bai tu va cau tao cua tu
Câu 2: 
Mỗi loại đơn vị có chức năng khác nhau, tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để tạo câu 
Một tiếng được coi là một từ khi nó mang nghĩa và có thể tạo câu
 
II. Từ đơn và từ phức 

Câu 1:

Bàng phân loại:

soan bai tu va cau tao cua tu lop 6

Câu 2:

soan bai tu va cau tao cua tu ngan nhat

III.Luyện tập Câu 2: 

Câu 1: 

a. “Nguồn gốc” “con cháu” là từ ghép

b. Từ đồng nghĩa với “nguồn gốc” là: Tổ tiên, cội nguồn, … 

c. Những từ ghéo có quan hệ thân thuộc: cậu mợ, chú dì, anh em, chị em….

Câu 2:

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:
+ Sắp xếp như theo quan hệ giới tính: anh chị, cô chú, cậu mợ, chú thím,...
+ Sắp xếp theo quan hệ thứ bậc: ông cháu, anh em, cha con,...

Câu 3: 

Điền vào bảng:

huong dan soan bai tu va cau tao cua tu

Câu 4: 

- Từ “thút thít” miêu tả âm thanh tiếng khóc
- Các từ khác như: sụt sùi, nức nở, nỉ non, ….

Câu 5: 

a.Tiếng cười: Khúc khích, toe toét, hô hố, ….
b. Tiếng nói: Oang oang, ầm ầm, ní nhí, ồm ồm, …
c.Tả dáng điệu: nghêng ngang, đủng đỉnh, chậm chạm,…
 

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, ngắn 2

I. Từ là gì?

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
- Các từ:
+ Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và
+ Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Câu 2 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau
+ Tiếng là thành phần cấu tạo nên từ.
+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu

II. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)
soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet

Câu 2(trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành
- Khác nhau:
+ Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b, Những từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn
c, Những từ ghéo có quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, vợ chồng, anh em, cô dì, chú bác, chị em…

Bài 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính (nam, nữ) : anh chị, cô chú, cô bác, chị em, cô cậu,…
- Theo giới tính: cha con, con cháu, cháu chắt…

Bài 3 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet

Bài 4 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ thút thít miêu tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi của nàng công chú Út. Đây là từ láy tượng thanh.
- Các từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,…

Bài 5 (Trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…
b, Tả tiếng nói: ồm ồm, lí nhí, khe khẽ, ỏn ẻn, léo nhéo, làu bàu, oang oang, khàn khàn…
c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…
 

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, ngắn 3

I. Từ là gì?

1. Lập danh sách các tiếng và từ trong câu sau:
Tiếng: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn , ở.
Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
2. Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ; từ là đơn vị cấu tạo nên câu.
- Một tiếng coi là một từ khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu.

II. Từ đơn và từ phức

1. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:
soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet

2. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: đều gồm 2 tiếng trở lên.
Khác nhau:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm.

III. LUYỆN TẬP:

1. Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ: từ ghép.
b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, gốc rễ…
c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà, chú bác, cô dì, cậu mợ, chú thím, vợ chồng…

2. Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính (nam trước, nữ sau): ông bà, anh chị, chú thím, cậu mợ…
- Theo bậc (tôn ti, trật tự: bậc trên trước, bậc dưới sau): bà cháu, ông cháu, chị em, cậu cháu, dì cháu, cha con…

3. Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức: bánh + x
Tiếng đứng sau (kí hiệu x) có thể nêu:
- Cách chế biến
- Chất liệu
- Hình dáng
- Hương vị
- Tính chất

Điền vào bảng sau:
soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet

4. Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
- Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc.
- Những từ láy khác miêu tả tiếng khóc: nức nở, ti tỉ, rưng rức, nỉ non, tức tưởi…

5. Thi tìm nhanh các từ láy:
a. Tả tiếng cười: khanh khách, ha hả, hi hi, hô hố, toe toét…
b. Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, ông ổng, sang sáng, thỏ thẻ…
c. Tả dáng điệu: lom khom, lắc lư, đủng đỉnh, khệnh khạng, nghênh ngang…

----------------------HẾT--------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Chỉ từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so vì hơn thua kịch liệt. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc cãi nhau đó. nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-va-cau-tao-cua-tu-tieng-viet-38425n.aspx
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Động từ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Mở rộng vốn từ Sáng tạo. Dấu phẩy, Luyện từ và câu
Soạn bài Từ Hán Việt
Ôn tập giữa học kì I tiết 6 trang 99 SGK Tiếng Việt 4
Soạn bài Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Từ khoá liên quan:

soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet soan van 6 hay nhat

, soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet chi tiet, soan bai tu va cau tao cua tu tieng viet ngan nhat,
SOFT LIÊN QUAN
  • Luyện từ và câu tiếng Việt

    Tìm hiểu câu từ tiếng Việt

    Luyện từ và câu tiếng Việt là phần mềm hỗ trợ các em học sinh cấp tiểu học ôn tập và rèn luyện các kỹ năng về luyện từ và câu trong tiếng việt một cách bài bản và chính xác nhất. Trong phần mềm luyện từ và câu tiếng việt ...

Tin Mới