Những hướng dẫn phần soạn bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng nhận diện cho đúng tính từ, biết phân biệt các loại tính từ cũng như hiểu hơn về cụm tính từ, cách vẽ mô hình cụm tính từ để cách diễn đạt trở nên sinh động, đa dạng hơn.
1. Soạn bài Tính từ và cụm tính từ, ngắn 1
I. Đặc điểm của tính từ
1. Các tính từ
a, bé, oai
b, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
2. Một số tính từ khác: đỏ gắt, mặn đốt, chát xít, cao cả, chần chẫn...
→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
3. So sánh tính từ với động từ:
- Động từ thường có khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cùng...
- Tính từ có hết hợp hạn chết hơn với các từ hãy, đừng, chớ
- So với tính từ khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.
- Cả tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu.
II. Các loại tính từ
1. Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...): bé, oai
- Những từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
2. Giải thích:
- Các từ: bé, oai là những tính từ mang tính tương đối
- Các từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối đều là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
III. Cụm tính từ
1. Mô hình cụm tính từ
Ảnh 1
2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn...
Phần phụ sau: lắm,
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các cụm tính từ:
- chần chẫn như cái đòn càn
- sun sun như con đỉa
- bè bè như cái quạt thóc
- sừng sững như cái cột đình
- tun tủn như cái chổi sể cùn
Bài 2 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các tính từ: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn
- Các sự vật được đem so sánh với con voi như là những sự vật quen thuộc hằng ngày nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi
→ Điều này tố cáo sự hiểu biết nông cạn, eo hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.
Bài 3 (Trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng cho tới nổi sóng dữ dội
Hình ảnh dữ dội của con sóng tăng tiến: êm ả → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm
- Ý nghĩa biểu tượng sóng: là thái độ, sự phản ứng của nhân dân trước sự tham lam của mụ vợ ông lão đánh cá.
Bài 4 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các cách liệt kê tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:
+ Sứt mẻ → mới → sứt mẻ
+ Nát → đẹp → to lớn → nguy nga → nát
Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá:
+ Nghèo khổ → giàu sang → nghèo khổ
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6
- Soạn bài Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1, Ngữ văn 6
- Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
2. Soạn bài Tính từ và cụm tính từ, ngắn 2
I. Đặc điểm của tính từ:
1. Tìm tính từ trong các câu sau:
a. bé, oai.
b. nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2. Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng:
- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, xám…
- Tính từ chỉ mùi vị: mặn, ngọt, chát, bùi, đắng…
- Tính từ chỉ sắc thái: ủ rũ, hớn hở…
Ý nghĩa khái quát: Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
3. So sánh tính từ với động từ:
- Khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay, chớ, đừng…
+, Động từ kết hợp được
+, Tính từ cũng kết hợp được nhưng tính từ ít kết hợp với hãy, đừng, chớ…
- Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
+, Động từ làm vị ngữ là phổ biến
+, Tính từ làm vị ngữ hạn chế hơn.
+, Về khả năng làm chủ ngữ, tính từ và động từ như nhau.
II. Các loại tính từ:
1. Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I:
- Các từ có thể kết hợp: bé (quá bé, hơi bé), oai (rất oai, oai quá).
- Từ không thể kêt hợp: vàng.
2. Giải thích hiện tượng trên:
Vì:
- Các từ bé, oai là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
- Vàng là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
III. Cụm tính từ:
1. Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm:
Ảnh 2
2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ.
- Từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước: còn, khá…
- Từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần sau: như (lá, vôi), quá, hơn…
⟹ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định…
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh, mức độ, …
IV. LUYỆN TẬP:
1. Tìm cụm tính từ:
- sun sun như con đỉa.
- chần chẫn như cái đòn càn
- bè bè như cái quạt thóc.
- sừng sững như cái cột đình.
- tun tủn như cái chổi sể cùn.
2. Tác dụng của việc dùng các tính từ và phụ ngữ trong 5 câu trên:
- Các từ trên đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh.
- Hình ảnh mà các từ láy đó gợi ra đều là những sự vật tầm thường không gợi ra sự lớn lao, khoáng đạt.
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
3. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì
Các động từ và tính từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham lam, bội bạc:
a. gợn sóng êm ả.
b. nổi sóng.
c. nổi sóng dữ dội.
d. nổi sóng mù mịt
e. dông tố kinh khủng kéo đến, nổi sóng ầm ầm.
Các động từ và tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn để biểu hiện sự thay đổi của Cá Vàng trước những đòi hỏi ngày càng vô lí của vợ ông lão.
4.
a.
- cái máng lợn đã sứt
- cái mạng lợn mới
- cái máng lợn sứt mẻ
b.
- một túp lều nát
- một ngôi nhà đẹp
- một tòa lâu đài to lớn
- một cung điện nguy nga
- túp lều nát ngày xưa.
⟹ Các tính từ thay đổi nhiều lần theo chiều hướng tốt đẹp lên nhưng cuối cùng lại trở về cái cũ nát như ban đầu.
Quá trình luẩn quẩn và sự trừng phạt của Cá Vàng: lúc đầu “sứt mẻ”, “nát” – cuối cùng vẫn “sứt mẻ”, “nát”.
--------------------HẾT BÀI 1------------------------
Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.
3. Soạn bài Tính từ và cụm tính từ, ngắn 3
I.Đặc điểm của tính từ
Câu 1:
Tính từ trong:
+ Câu a: bé, oai
+ Câu b: nhạt, vàng, hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
Câu 2:
Tính từ mà em biết: xanh, yêu, ghét, hờn, giận, tím, cao, thấp ….. ( Chỉ tính chất của vật, trạng thái)
- Chỉ màu sắc: xanh, tím
- Chỉ trạng thái: hờn, giận, yêu, ghét
- Chỉ mức độ: cao, thấp
Câu 3:
Động từ | Tính từ |
Kết hợp đã, sẽ, đang Làm vị ngữ Có khả năng làm chủ ngữ | Ít kết hợp với hãy, đừng, chớ Ít làm vị ngữ Có khả năng làm chủ ngữ |
II.Các loại tính từ
Câu 1:
Có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: bé, oai
Không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng
Câu 2:
Các từ kết hợp được vì chỉ đặc điểm tương đối của vật.
Các từ không kết hợp được do chỉ đặc điểm tuyệt đối của vật
III.Cụm tình từ
Câu 1:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Vốn đã rất | Yên tĩnh Nhỏ Sáng | Lại Vằng vặc ở trên không |
Câu 2:
Phụ ngữ ở phần trước: còn, khí, khá, …. ( quan hệ thời gian, tương tự, tính chất, mức độ)
Phụ ngữ ở phần sau: qúa, hơn, lại, ….. ( quan hệ so sánh, mức độ)
IV.Luyện tập
Câu 1:
Cụm tính từ là: Sun như con đỉa; chần chẫn như cái đòn càng; bè bè như cái quạt thóc; sững sững như cái cột đình; tun tủn như cái chổi sể cùn
Câu 2:
-Xét về mặt cấu tạo, những câu trên thuộc kiểu cấu tạo câu so sánh
-Gợi lên một đối tượng tầm thường, nhỏ bé
- Các ông thầy bói cho thấy sự phiến diện trong nhận thức
Câu 3:
Năm câu diễn tả cảnh biển đó cho thấy mức độ tăng dần của hoàn cảnh và đẩy cốt truyện theo chiều tăng tiến
Biển càng dữ dội, Cá Vàng càng tức giận, mong muốn của mụ vợ cũng càng ngày càng quá đáng
Câu 4:
Những tính từ cho thấy trạng thái và cuộc sống của gia đình ông lão đang tốt đẹp dần. Nhưng ở cuối, lại quay lại vạch xuất phát ban đầu
Như một vòng tuần hoàn, được hạnh phúc đủ đầy nhưng chính vì tham lam mà họ mất tất cả
-----------------------HẾT-----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tinh-tu-va-cum-tinh-tu-38261n.aspx
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Số từ và lượng từ nhằm chuẩn bị cho bài học này.