Soạn bài Em bé thông minh

Soạn bài Em bé thông minh sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết cho những câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa, qua đó giúp các em hiểu được những đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như bài học, ý nghĩa mà truyện Em bé thông minh muốn gửi gắm.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI EM BÉ THÔNG MINH, MẪU 1

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Hình thức dùng câu đố thử tài là hình thức phổ biến trong truyện cổ tích.
- Mạng lại hiệu quả cho việc thể hiện cá tính, phẩm chất của nhân vật và hình thành phát triển cốt truyện lên cao trào 

Câu 2: 

- Trí thông  minh của em bé thông minh được thể hiện qua 4 lần
+ Lần đầu gặp mặt giữa viên quan và cậu bé
+ Giải câu đố của vua khiến ngài tin ở tài năng của cậu bé
+ Tình huống yêu cầu dùng dao xẻ thịt chim khiến vua khâm phục
+ Giải được câu đố của sử giả nước láng giềng giúp nhà vua mừng rỡ
- Mỗi lần độ khó lại tăng lên. Vì tác giả muốn cho thấy sự thông minh của cậu bé còn thể hiện ở bản lĩnh và tài năng thực sự 

Câu 3: 

- Trong những lần giải đố, em bé dã dùng cách đưa ra tình huống giả sử tương tự, hoặc hỏi lại câu đố khiến mọi người khâm phục hay ở câu hỏi cuối cậu bé dùng chính bài học dân gian để giải.
- Những cách ấy thú vị ở chỗ người nghe sẽ tự suy ra câu trả lời từ chính hiểu biết của mình, hoặc áp dụng chính những hiểu biết của dân gian. Được thể hiện một cách hài hước, dí dỏm, vui vẻ 

Câu 4:

Truyện là lòng ca ngợi trí thông mình, bản lĩnh của nhân dân. Khẳng định giá trị của túi khôn dân gian trong cuộc sống hằng ngày đồng thời mang lại tiếng cười sảng khoái, vui vẻ

II. Luyện tập 

Gợi ý:
Một số câu chuyện em bé thông minh tương tự: Trạng Hiền, Trạng Quỳnh, ….
 

SOẠN BÀI EM BÉ THÔNG MINH, MẪU 2

Đọc chú thích và làm các việc sau: hiểu nghĩa từng tiếng, thêm từ phụ vào các danh từ và các động từ.
Oái oăm: từ láy, các tiếng đều không có nghĩa. Nghĩa chung như chú thích.
Câu đố oái oăm (cụm danh từ)
Lỗi lạc: lỗi = đá lởm chởm, lạc = vui, rụng. Khi gộp lại thành từ hoàn toàn khác nghĩa (như chú thích).
Tưng hửng: tưng = không nghĩa, hàng: ánh sáng bị lấp, lóe lên lại, còn yếu.
Nghĩa chung như chú thích.
Trẩy kinh: trẩy = đi đến, kinh = kinh đô. Nghĩa chung như chú thích, Cha con
ta trẩy kinh lo việc đó: cụm động từ chỉ hành động của em bé. Hoàng cung :
hoàng = vua, cung = cung điện. Nghĩa chung như chú thích. Hoàng cung lộng lẫy.
Sân rồng: sân: phần đất trước nhà, Rồng: ý chỉ vua. Nghĩa chung như chú
thích. Lẻn vào sân rồng (cụm động từ).
Đình thần: đình = cung đình, thần = các quan. Nghĩa chung: các quan trong
triều.
Công quán: công: chung, quán: nơi bán hàng ăn. Nghĩa chung như trong chú
thích. Ở công quán (cụm động từ).
Triệu vào: triệu: ra lệnh gọi. Triệu vào: nghĩa chung như chú thích. Triệu
các nhà thông thái vào cung (cụm động từ)
Du chỉ: dụ = truyền, chỉ : lời vua. Nghĩa chung như chú thích. Mang dụ
chỉ của vua (cụm động từ).

Đọc - hiểu bài văn: – Trả lời câu hỏi (Trang 74 SGK)

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật là hình thức phổ biến trong truyện cổ tích. Thử xem lại các văn bản đã học. Việc thách cưới của phú ông đối với Sọ Dừa cũng là một câu đố. Việc Thạch Sanh đố quân chư hầu ăn hết niêu cơm cũng là một câu đố. Lương Thế Vinh đổ nước xuống hố để lấy quả bóng cũng là thực hiện một câu đố. Trong truyện Tấm Cám, cũng có nhiều thách đố của mẹ con Cám với Tấm : thách đố nhặt hết hạt mới cho đi hội, thách đố hụp sâu xuống nước để ăn cắp cá, thách đố ai đi vừa giày sẽ là vợ vua v.v... Thách đố của cô con gái xấu xí với Tầm Đang tìm đường xuống trần (truyện Nhà Rúi và Tầm Đang), thách đố của đàn kiến đòi đánh với voi (Kiến giết Voi)...
Sự thách đố giữa các nhân vật có khi là để thử tài, có khi là để hành phạt, có khi là để trả thù... Nó có tác dụng đề cao tài năng, trí thông minh của những người bị thách đố (thường là các nhân vật lao động, nghèo khổ, bị bóc lột, có đạo đức), cũng qua thách đố, người ta lại thấy cái dốt nát của kẻ thách đố so với người thực hiện thách đố.

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần. Ba lần đầu chỉ là lời đối đáp nhanh trí để cho các quan vua thấy cái vô lý của lời thách đố mà rút lui lời thách đố đó. Ở lần thứ nhất, em bé vạch ra cái phi lí của việc đếm một sự vật không cần đếm và không thể đếm. Ở lần thứ hai, sự thách đố trở nên oái oăm hơn: trâu đực phải nuôi cho đẻ, không để thì phạt tội. Sự thách đố oái oăm này đã làm cho cả làng hoảng sợ. Việc giải quyết lời thách đố đó đã được em bé giải quyết một cách đột ngột khiến ch. cả làng càng lo sợ: nuôi trâu cho đẻ nhưng chưa nuôi đã giết thịt khao làng. Khó hơn là vì người cần đối đáp không trực diện như tên quan mà là ở trong cung. Vì phải làm thế nào để vào cung đối đáp, em bé lại phải có thêm mưu và đã thành công.
Lần thử thách thứ ba, em bé lại sử dụng vũ khí “lấy gậy ông đập lưng ông” ở hai lần đầu và cũng đã thành công.
Khó nhất vẫn là lần thứ tư. Lần thử thách này không chỉ liên quan đến cho con em bé, đến cả làng em bé mà đến cả sĩ diện của cả dân tộc, đồng thời cũng là lần cuối để thể hiện với vua tài trí thật sự của mình. Ở lần này, em bé không dùng thủ thuật đối đáp mà là vạch ra một quá trình hành động có tính chất khoa học và cũng đạt kết quả. Giá trị của sự thành công ở lần cuối cùng vượt lên một cấp độ mớ : phủ định tài trí của các đại thần, các quan trọng, các nhà thông thái trong nước...
Tóm lại, sự tăng dần sự kiện thách đố về mức khó khăn và tầm quan trọng của nó là ý muốn của nhân dân muốn chứng tỏ rằng: người lao động (dù là em bé) là người thật sự có tài trí và thể hiện tài trí trong bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

3. Trong các lần bị thách đố, em bé đã dùng hai cách để trả lời các thách đố.
Thứ nhất lấy cái phi lý lập cái phi lý. Cái phi lý thứ nhất là cái phi lý về số học: cái không thể và cái không cần đếm lại đòi đếm. Cái phi lý thứ hai là cái phi lý về sinh học: giống đực làm sao có thể sinh con nếu không có giống cái. Cái phi lý thứ ba là cái phi lý về ẩm thực học: một con chim sẻ mà nấu thành ba mâm cỗ ? Đáp lại ba cái phi lý ấy là ba cái phi lý tưởng tượng - chính vì cái tưởng tượng đó mà chủ thách phải thất bại – đó là đường cày không thể đếm đối với vết chân ngựa cũng không thể đếm, đó là trâu đực không thể đẻ đối với cha không thể đẻ nếu không có mẹ, đó là con chim sẻ không thể nấu ba mâm cỗ đối với một cây kim không thể rèn thành dao.
Thứ hai là lấy gậy ông đập lưng ông. Chính vì kẻ thách đố đưa ra cái phi lý cho nên cái phi lý lại đập lại kẻ thách đố. Khi mà kẻ thách thấy mình không giải quyết được cái phi lý của mình thì đồng thời cũng không thể bắt người khác thực hiện một cái phi lý mà mình đề ra. Phương thức lấy gậy ông đập lưng ông chính là phương thức xử lý giao tiếp có tính đối kháng rất phổ biến trong đời sống cũng như trong các vấn đề lớn và dân tộc, về đất nước, đặc biệt về ngoại giao.
Cách xử trí của ôm bó gây thích thú cho người đọc ở chỗ:
•    Một em bé đấu lại với bao nhiêu người tài trí.
•    Càng được thử thách ôm bó càng tỏ ra có tài trí.
•    Gây được bất ngờ trong cách xử trí. Thí dụ: Khi cả làng hoảng hốt về lệnh nuôi trâu đực của nhà vua thì ôm bó lại cho thịt hai trâu, còn một trâu để đi trẩy kinh; đã giết trâu của vua, không theo lệnh vua mà còn dám vào kinh gặp vua.
•    Em bỏ trổ tài ở 1ần thách cuối cùng khi mọi người tài trí nhất nước (quan, trạng, các nhà thông thái) đều bó tay. Ta chờ một lời đối đáp lấy cái phi lý chống lại cái phi lý như ba lần trước, nhưng không, em bé lại trổ tài hành động khi thấy rằng việc làm xấu chỉ qua con ốc là việc có thể làm được. Thú vị hơn là em bó hướng dẫn cách xâu bằng câu hát nhởn nhơ, bông đùa khi mọi người đang và tại, nhức óc, chứng tỏ việc làm dễ như bỡn mà Bao quan, vua, trạng đều bó tay?

4. Ý nghĩa câu chuyện: có thể có nhiều ý nghĩa:
a) Độ cao tài trí của người dân lao động nghèo khổ.
b) Trẻ con có khi thông minh hơn người lớn, kể cả kẻ có tài.
c) Sự bất lực của các nhân tài trong chế độ phong kiến.
d) Phản ánh một thời kỳ đất nước đang cần nhân tài để dựng nước.
e) Cuộc đấu tranh giai cấp thời phong kiến chuyển sang một dạng mới đấu trí với giai cấp thống trị.

Luyện tập: (trang 74 SGK)

1
. Kể diễn cảm câu chuyện : yêu cầu : xác định đối tượng nghe kể, tóm tắt truyện, học thuộc tóm tắt và đứng một mình hoặc trước gương để kể.
Thí dụ về một bản tóm tắt cho lời kể đối với người nghe là mẹ:
“Mẹ ơi ! Con kể cho mẹ nghe một câu chuyện con đã học. Hay lắm ! Ngày xưa, có một em bé con nhà làm ruộng thông minh “hết ý” mẹ ạ ! Một hôm đang đi cày với cha thì có một tên quan đòi em bé đếm từng đường đang cày. Em bé hỏi lại: thế ông có đếm được bước chân ngựa ông đang cười không ? Quan chịu và rút lui.
Hôm khác, sau khi nghe tên quan kể lại câu chuyện, vua cho em bé ba con trâu đực đòi em bé nuôi để có thể thành chín con sau một năm. Cả làng hoảng hốt sợ không làm được bị vua bắt tội. Em bé bình tĩnh cho cả làng giết thịt nai con, còn một con và một tháng gạo làng cho, dùng để đi lên cung vua. Khi gặp vua, em giả vờ khóc vì muốn có em mà cha không đẻ được sau khi mẹ mất. Vua bật cười. Em bé lại nêu vấn đề việc nuôi trâu đực đẻ con vua giao. Vua lại chịu thua mà lại còn khen nữa.
Một lần nữa, vua lại muốn thử tài em bé, cho sứ giả đem đến một con chim sẻ và ra lệnh phải dọn thành ba mâm cỗ, Em bé liền đưa cho sứ giả một cây kim và mong vua rèn cho cái dao để mổ chim... Vua chịu không làm được. Thế là vua lại thua lần nữa.
Lần cuối cùng mới thật là tài mẹ ạ! Đố mẹ làm sao mẹ xâu kim qua ốc vặn? Thế mà em bé làm được khi cả triều đình đều chịu. Đó là bịt một đầu ốc, bôi mỡ vào đầu kia, buộc chỉ vào kiến, thế là con kiến lùng bùng trong ốc, không ra được đầu bịt, lại ngửi thấy mỡ đầu kia, lại len lỏi chui ra. Thế là em bé xâu kim được !
Mẹ thấy em bé đó có tài không ?”  

2. Tự kể về một câu chuyện của bạn mà em cho là thông minh. (câu khó).
Đọc thêm:
Tóm tắt câu chuyện thành 5 câu. So sánh với truyện đã học:
•    Đều nói về các em bé con nhà nghèo.
•    Đều thử trí thông minh bằng thách đố.
•    Lương Thế Vinh vừa hát vừa xử trí như em bé vừa hát vừa nêu cách xâu chỉ.
•    Cả hai nhân vật đều được khen thưởng (Lương Thế Vinh chỉ được tiền còn em bé thông minh thì thành trạng nguyên và làm người “cố vấn” của vua.
•    Cách xử trí câu đố có khác nhau : một bên chủ yếu là đối đáp (+ hành động), một bên chỉ bằng hành động có suy nghĩ so sánh từ một sự kiện đã xảy ra trước (bưởi rơi xuống nước thì nổi lên).
•    Cả hai đều xử trí khi các người khác đã bó tay.

-----------------------HẾT-----------------------

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-em-be-thong-minh-37939n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.2★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy truyện Em bé thông minh
Soạn bài Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST
Phân tích truyện cổ dân gian Em bé thông minh
Tóm tắt Em bé thông minh
Học tập, vui chơi cho trẻ với phần mềm Bút chì thông minh
Từ khoá liên quan:

soan bai em be thong minh

, soan bai em be thong minh ngan nhat soan van 6, soan bai em be thong minh sach chan troi sang tao canh dieu,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em

    Bài văn kể lại truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em hay nhất

    Văn kể chuyện là một trong những dạng đề rất phổ biến của chương trình Ngữ văn lớp 6. Để luyện tập thêm về cách làm bài, Taimienphi.vn mời em tham khảo các mẫu Bài văn kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em d ...

Tin Mới