Soạn bài Động từ

Nội dung soạn bài Động từ dưới đây sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về động từ bao gồm: Khái niệm, đặc điểm và các loại động từ qua việc hoàn thiện những câu hỏi trong SGK. Các em hãy cùng tham khảo để giúp việc chuẩn bị bài ở nhà được hiệu quả.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Động từ, ngắn 1

I. Đặc điểm của động từ

1. Động từ:
a, Đi, ra, đến, hỏi
b, Lấy, làm, lễ
c, Treo, có, xem, cười, bán, đề
2. Các động từ trên diễn đạt đều chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
3. Động từ khác danh từ ở chỗ:
- Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm, thực thể...
- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của thực thể, sự vật...
4. – Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ để tạo thành cụm động từ
- Chức vụ chủ yếu: vị ngữ

II. Các loại động từ chính

1.
soan bai dong tu
2. Động từ tình thái: cần, nên, phải, có thể, không thể...
Động từ chỉ hành động: đánh, tặng, biếu, gửi...
Động từ chỉ trạng thái: còn, mất, vỡ, bể

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:
- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.
- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.
- Động từ chỉ tình thái: đem, hay

Bài 2 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Động từ: có, đi, qua, khát, cúi, lấy, vục, quá
Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:
+ Đưa: trao cái gì đó cho người khác
+ Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác
- Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”
+ Anh ta ngay cả khi sắp chết đuối cũng không đưa tay mình cho người khác cứu.

Bài 3 (trang 147 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Viết chính tả Con hổ có nghĩa


Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Cụm động từ
- Soạn bài Mẹ hiền dạy con


Soạn bài Động từ, ngắn 2

I. Đặc điểm của động từ:
1. Tìm động từ trong những câu sau:
a. đi, đến, ra, hỏi.
b. lấy, làm, lễ.
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

2. Ý nghĩa khái quát của các động từ: là loại từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:
* Danh từ:
- Không kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ, đừng…
- Thường làm chủ ngữ trong câu
- Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
* Động từ:
- Kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, hãy, chớ, đừng…
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Không thể kết hợp với các từ: những, các, số từ và lượng từ.
- Khi động từ làm chủ ngữ (rất ít) thì nó mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ…

II. Các loại động từ chính:
1. Xếp vào bảng phân loại:
soan bai dong tu
2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên :
- Động từ chỉ hành động (Trả lời cho câu hỏi làm gì?): đánh, biếu, tặng, suy nghĩ…
- Động từ chỉ trạng thái (Trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?): vỡ, bẻ, mòn…

III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới áo mới”. Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
- Động từ tình thái: có, đem, thấy, bảo, giơ.
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng hóng, khen, đợi, hỏi, may, mặc.

2. Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười chỗ nào:
Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng này thà chết chứ nhất quyết không chịu đưa cho ai cái gì. Chỉ có người ta đưa anh cái gì thì anh mới nhận. Đây là bản tính bần tiện nên nó trở thành thói quen cho việc dùng từ của anh.

Soạn bài Động từ, ngắn 3

Câu 1:
Động từ trong: + Câu a: đi, đến, ra, hỏi 
                        +Câu b: lấy, làm, lễ 
                        +Câu c: treo, có, xem, cười, đảo, bán, phải, đề 
Câu 2:
Các động từ trên cùng là các từ chỉ hoạt động tính chất của sự vật, con người 
Câu 3: 

Danh từ 

Động từ 

Làm chủ ngữ trong câu 
Làm vị ngữ trong câu (có từ “là” phía trước) 
Kết hợp với: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ, đừng, ….

- Làm vị ngữ trong câu 

- Hạn chế làm chủ ngữ trong câu ( không kết hợp được với đã, sẽ, đang)

- Không kết hợp với: những, các, ….

II.Các loại động từ chính 

Câu 1:
Bảng phân loại

 

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau 

Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau 

Trả lời câu hỏi: Làm gì? 

 

Đọc, hỏi, chạy, nhảy, …

Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào?

Đừng, dám, định, …..

Vui, buồn, hờn, giận, ….

Câu 2:
Trả lời câu hỏi: Làm gì? ( dâng, hiến, trao, ….)
Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào? ( đâm, chọc, vỡ, ….)
 
II.Luyện tập 
Câu 1:

Động từ tình thái

Động từ hành động, trạng thái

Đem, bảo, giơ, có, thấy 

Tức tối, chạy, đứng, khen, mặc, may

Câu 2:
Câu chuyện vui vì ở chi tiết anh này bị ngã nhưng không chịu “ Đưa cho ai cái gì” nhưng rất thích cầm của người khác. Dù chết đuối vẫn tham lam
 
--------------------HẾT----------------------

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dong-tu-38258n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.1★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Báo cáo hoạt động, Tập làm văn
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Mở rộng vốn từ Sáng tạo. Dấu phẩy, Luyện từ và câu
Soạn bài Kéo co, nghe viết
Soạn bài Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, Ngữ văn lớp 7
Soạn bài Cụm động từ
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai dong tu

, soan van bai dong tu, soan bai dong tu lop 6,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài tập tổng hợp về chia động từ

    Luyện tập chia động từ tiếng anh

    Chia động từ là một dạng bài tập tiếng Anh cơ bản mà các em sẽ phải thường xuyên thực hành, vì vậy, các bài tập tổng hợp về chia động từ được giới thiệu sau đây sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các em có thêm những bài tậ ...

Tin Mới