Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện

Trong phần gợi ý soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện, chúng tôi đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước cho các em học sinh để em chuẩn bị kĩ càng cho hoạt động thi kể chuyện trên lớp sắp tới. Những gợi ý này có thể hỗ trợ em, giúp em tự tin kể một câu chuyện em yêu thích bằng lời của mình sao cho thật tự nhiên, cuốn hút, rành mạch và đạt được kết quả cao.

1. Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện, ngắn 1


Đề bài: Kể chuyện sự tích dưa hấu
 
Gợi ý kể chuyện:
Mở bài: Giới thiệu lý do em yêu thích truyện Sự tích dưa hấu
Thân bài: 
+Đời vua Hùng thứ XVIII có một người con nuôi là Mai An Tiêm. Chàng tự cho mình tài giỏi nên không cần nhờ vua cũng có thể tự lập nghiệp được.
+Vợ chồng Mai An Tiêm bị đẩy ra đảo hoang nhưng vô cùng cần mẫn chăm chỉ trồng trọt, chăn nuôi.
+Rồi một ngày chim lạ từ phương tây bay đến nhà xuống đảo hoang những hạt xuống đất. Cây nở hoa kết trái rất to. Quả vỏ xanh ruột đỏ ăn rất ngọt.
+Một ngày kia khi những thương lái dạt lên đảo thấy nhiều quả lạ mà đổi vật dụng, thực phẩm lấy quả ngon. Nhờ đó mà gia đình Mai An Tiêm trở nên đầy đủ, sung túc.
+Vợ chồng Mai An Tiêm đặt tên quả lạ là Tây Qua về sau người ta gọi là dưa hấu.
+Vua biết tin và thầm cảm phục An Tiêm, phục lại tước vị cũ cho chàng.
+Chàng về chia lại hạt dưa cho nhân dân, làm giàu cho nước Đại Việt.
Kết bài: Em thầm cảm phục chàng Mai An Tiêm về ý chí tự lập.


2. Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện, ngắn 2

Yêu cầu
- Thi kể chuyện không phải trả bài học thuộc lòng
- Lời kể phải rõ ràng, rành mạch, kể diễn cảm
- Khi kể phát âm đúng
- Tư thế tự tin, giọng nói đủ để mọi người nghe
- Phải biết cúi chào người nghe, biết giới thiệu bản thân và giới thiệu về câu chuyện sẽ kể, biết cảm ơn khi kết thúc
1. Chọn một truyện cảm thấy bản thân am hiểu, và thấy tâm đắc nhất để thi kể chuyện (thể loại: truyền thuyết, truyện cười, truyện cổ tích…)
2. Nhớ lại nội dung truyện, sắp xếp theo trình tự nhất định để kể
+ Gạch ra dàn bài chi tiết về truyện để nhớ
+ Nhớ các tình tiết truyện, sự kiện chính

3. Tập kể chuyện
+ Luyện tập nhiều lần cho thành thục, diễn cảm, lưu loát
+ Tập kể trước gương để tự mình kiểm tra và điệu bộ, tư thế, ngữ điệu cho hợp với yêu cầu
- Tập kể trước mọi người để rút kinh nghiệm trước khi kể trước lớp.

Mỗi học sinh chuẩn bị kể lại một truyện mà mình tâm đắc nhất:
Ví dụ:
“Kể lại truyện Thạch Sanh”
- Ngày xưa ở quận Cao Bình có đôi vợ chồng già mà chưa có con.
- Thấy họ chăm chỉ làm ăn, lương thiện, Ngọc Hoàng đã sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Không lâu sau cha mẹ chàng qua đời chỉ để cho chàng một lưỡi búa.
- Ngọc Hoàng đã cho thiên thần xuống dạy cho Thạch Sanh võ nghệ.
- Thạch Sanh kết thân bạn với Lí Thông.
- Bị Lí Thông lừa.
- Cứu công chúa, cứu thái tử con vua Thủy Tề
- Thạch Sanh được tặng cho cây đần.
- Cây đàn đó đã giúp chàng giải oan, công chúa khỏi câm, đuổi được 18 nước chư hầu (chú ý đến niêu cơm).
- Thạch Sanh lấy công chúa và làm vua. Còn mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết.
 

--------------------HẾT---------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Số từ và lượng từ để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn. Hơn nữa, Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hoat-dong-ngu-van-thi-ke-chuyen-38265n.aspx

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai hoat dong ngu van thi ke chuyen

, soan van bai hoat dong ngu van thi ke chuyen, soan bai hoat dong ngu van thi ke chuyen ngan gon nhat,

Tin Mới