Qua việc tham khảo soạn bài Chỉ từ, các em sẽ hiểu được khái niệm về chỉ từ cũng như vai trò của chỉ từ trong câu, từ đó biêt cách sử dụng chỉ từ khi viết bài để tăng hiệu quả biểu đạt cho câu văn.
SOẠN BÀI CHỈ TỪ, ngắn 1
I. Chỉ từ là gì?
1.
Từ | Bổ sung ý nghĩa cho |
ấy | Viên quan |
Kia | Làng |
Nọ | Nhà |
2. So sánh các từ, cụm từ ta thấy:
Các từ có chứa: Ấy, kia, nọ làm cho câu được miêu tả rõ nét, chính xác
3.
Khác nhau ở bài tập 3 là từ: ấy, nọ được sử dụng bổ nghĩa cho thời gian (những câu trước phân tích là bổ nghĩa cho từ chỉ không gian
II.Hoạt động của chỉ từ trong câu
Câu 1:
Chỉ từ đảm nhiệm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ
Câu 2:
Chỉ từ: Đó ( chủ ngữ)
Chỉ từ: Đấy ( Trạng ngữ)
III.Luyện tập
Câu 1:
Chỉ từ | Ý nghĩa | Chức vụ |
Ấy | Chỉ vật trong không gian | Phụ ngữ |
Đấy/ đây | Chỉ vật trong không gian | Chủ ngữ |
Nay | Chỉ vật trong thời gian | Trạng ngữ |
Đó | Chỉ vật trong thời gian | Trạng ngữ |
Câu 2:
Sửa “chân núi Sóc" bằng “ đó" ( lặp từ)
Sửa “ Lửa thiêu cháy" bằng “ ấy" ( lặp từ)
Câu 3:
Không thể thay đổi các chỉ từ trong câu. Các chỉ từ như ấy, đó là khoảng thời gian trong dân gian nên không thể thay, sửa
Qua đó, ta thấy, chỉ từ rất quan trọng trong cách nói của người Việt. Ta có thể dùng khi miêu tả cho đối phương hiểu về sự vật, hiện tượng mà không thể thay thế bằng các từ loại khác
SOẠN BÀI CHỈ TỪ, ngắn 2
I- Chỉ từ là gì?
Trả lời câu hỏi tìm hiểu (trang 137 SGK).
1. Từ in đậm: kia, nọ, ấy.
Các từ kia, nọ, ấy nhằm để trỏ vào sự vật (đồng, làng, quan, cha con nhà) nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian (kia → nọ vị trí không gian, ấy → vị trí thời gian).
2. Ông vua = chỉ ông vua chung chung.
Ông vua nọ = chỉ ông vua đã nói ở phần trên.
Viên quan = chỉ viên quan chung chung.
Viên quan ấy = chỉ viên quan đã được miêu tả trước đó.
Làng = chỉ làng chung chung.
Làng nọ = chỉ một làng cụ thể, đã được nói tới.
Nhà = chỉ nhà chung chung.
Nhà nọ = chỉ một nhà cụ thể, đã được nói tới.
3. Ấy (trong hồi ấy) = chỉ vị trí thời gian trong quá khứ đã được nói tới, khác với ấy (viên quan ấy, chỉ một nhân vật đã được nói đến.
Nọ (đêm nọ) = chỉ vị trí thời gian trong quá khứ đã được nói tới, khác với nọ làng nọ) chỉ vị trí không gian về một làng đã được nói tới.
II- Hoạt động của chỉ từ trong câu:
Trả lời câu hỏi tìm hiểu (trang 137 SGK)
1. Trong các câu đã dẫn ở phần 1, chỉ từ đấy, nọ, kia) có chức vụ xác định vị trí không gian, thời gian của các sự vật (quan, làng, nhà).
2. Trong câu (a), chỉ từ đó làm chủ ngữ, trong câu (b), chỉ từ đấy là trạng ngữ.
III- Luyện tập
(trang 138 SGK)
1. Các chỉ từ và chức vụ:
- Ấy (hai thứ bánh ấy) làm phụ ngữ sau cho danh từ bảnh.
- Đấy (đáy vàng, đay đồng đen) làm chủ ngữ trong câu (Đấy vàng, đây cũng đồng đen).
- Đấy (đấy hoa thiên lý, đay sen Tây Hồ) làm chủ ngữ trong câu (Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ).
- Nay (Nay ta đưa con) làm trạng ngữ trong câu.
– Đó (Từ đó) làm trạng ngữ trong câu.
2.a) Đến chân núi Sóc (đến đó : chỉ từ đó chỉ vị trí không gian của sự việc, tránh sự lặp lại).
b) Bị lửa thiêu cháy (Làng đó : chỉ từ đó chỉ vị trí không gian của sự vật, tránh sự lặp lại. | 8. Các chỉ từ trong hai câu : đó (chiều hôm đó).
Nay (đêm nay), ấy (năm ấy)
Không thể thay chỉ từ đó, nay, ấy bằng một cụm từ hay từ nào khác để cụ thể hóa thời gian sự việc vì các chỉ từ đó không cho ta biết năm, chiều, đêm đó là lúc nào cả, theo cách kể chiếm chỉ của truyện cổ tích.
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Góp ý một, hai bài viết theo các đề tài bổ sung.
a) Cuộc gặp gỡ thú vị với một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (đề b trong phần đề bổ sung) (trang 140)
Mở:
Hôm Tết vừa rồi, trong một giấc ngủ, em bỗng nằm mơ gặp được “Em bé thông minh” trong truyện cổ tích em vừa học.
Thân:
Em hỏi ngay “Em bé thông minh”: “Làm sao mà bạn thông minh the ?”. Bạn kể lại cho mình chuyện đối đáp với quan vua đi?
Em bé ngần ngại: Mình chả có gì hơn bạn đâu ! Chỉ có ghét chúng nó nên mình bột phát có các câu hỏi vặn làm chúng “tịt” vậy thôi !
- Thế tên quan hỏi gì bạn?
- Tên quan bảo mình cho biết một ngày cày bao nhiêu đường cày. Mình vặn lại: Thế ông có biết ngựa của ông một ngày đi mấy bước không? Thế là tên quan tịt.
- Thế lần sau, tên ấy có tiếp tục gặp bạn không?
- Có ! Hắn đem đến ba con trâu đực và bảo mình: theo lệnh vua phải nuôi sao cho ba con đó để thành chín con.
Nghe nói, em trố mắt ngạc nhiên về yêu cầu lạ lùng đó. Nhưng bạn “bé thông minh” bình thản trả lời: “Mình cho cả làng giết hại con ăn thịt, còn một con và một tháng gạo mình dùng để vào kinh gặp vua”.
- Thế gặp vua, bạn giải quyết thế nào – Em hỏi.
- Mình giả vờ khóc, nói là mẹ mình mất nhưng cha mình lại muốn có con. Vua bảo cha mình phải cưới vợ chứ ! Giống đực làm sao để được ! Mình vặn lại: “Thế sao làng con lại có lệnh nuôi trâu đực để đẻ con?”.
Vua nghe xong, chịu mình là thông minh. Nghe chuyện đến đó em phục lăn “Em bé thông minh”.
“Em bé thông minh” còn tiếp tục kể hai lần vua thử tài nữa: một lần đem một con chim sẻ, bắt nấu ba cỗ thức ăn, một lần bắt xỏ chỉ qua con ốc vặn, nhưng đều giải quyết được cả.
– Em khen ngợi: “Bạn giỏi quá ! Thế vua có thưởng gì không ?”.
– Vua cho tớ làm Trạng Nguyên và xây dinh cho mình ở để vua tiện hỏi han. Mình thành “cố vấn” của vua đấy !
Kết:
Vừa lúc ấy thì mẹ em gọi dậy, sửa soạn đi học. Em ước ao làm sao có được một phần thông minh của bạn nhỏ mà em vừa gặp trong giấc mơ đẹp đẽ kia.
b) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó: (để c trong phần để bổ sung) (trang 140)
Gợi ý: Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
...Thế là từ đó, ông lão đánh cá nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhưng vợ chồng ông đã nhận thức được rằng: Của “Trời cho” chỉ là “Trò chơi”. Cái gì mà mình tự làm ra mới là cái đáng quí. Cái đạt được không do sức lao động chí là của phù vân. Ông lão trách bà lão : giá mình chỉ bằng lòng về ngôi nhà mà cả trả ơn thì cuộc sống bây giờ chắc đỡ khổ hơn nhiều.
Hai vợ chồng ông lão từ đó lo làm ăn, tiện tặn, chả bao lâu cũng có được máng mới cho lợn ăn, có một ngôi nhà tranh nhỏ đàng hoàng và một cuộc sống dần dần được no đủ. Ngày ngày, ông lão đi đánh cá, không mơ cá vàng, mà chỉ mơ cá chép, cá nục, cá thu... Còn bà lão thì cặm cụi dệt vải, không phải để có áo nữ hoàng mà là để có áo quần giản dị của người lao động.
------------------HẾT--------------------
Các bạn đang xem hướng dẫn Soạn bài Chỉ từ , để học tốt Ngữ Văn 6, các em cần xem lại nội dung Soạn bài Lợn cưới, áo mới và chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong phần theo SGK.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Kể về những đổi mới ở quê em nhằm chuẩn bị cho bài học này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chi-tu-38075n.aspx