Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm sẽ cùng các em tìm hiểu chi tiết về tác phẩm, qua đó hiểu được những đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua câu chuyện.
Soạn bài Sự tích Hồ Gươm trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1
* Soạn bài Sự tích Hồ Gươm, mẫu số 1:
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, nhân dân ra sức đánh đuổi giặc ngoại xâm
Thế lực còn mỏng nên nghĩa quân còn chưa đánh được kẻ thù, thần liền ra tay giúp đỡ
Câu 2:
Lê Lợi đã nhận được gươm thần một cách gián tiếp:
Lưỡi gươm do Lê Thận nhặt được trong một lần đánh cá
Chuôi gươm do Lê Lợi nhặt được có dòng chữ “thuận thiên”
Lấy 2 phần của thanh gươm nhận được thì vừa như in
Ý nghĩa gián tiếp của hành động nhận gươm cho thấy ý nghĩa của nhân dân và tướng giặc trong cuộc chiến. Ai cũng là một phần của cuộc đấu tranh, không phân biệt quân – thần
Câu 3:
Sức mạnh của thanh gươm với nghĩa quân Lam Sơn vô cùng lớn lao: Quân sỹ thêm sinh khí chiến đấu, quân giặc thì khiếp sợ, hoảng loạn. Tầm vóc của nghĩa quân tăng lên, chủ động đánh giặc
Câu 4:
Long Quân cho đòi gươm khi giặc Minh đã rút quân, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng, Lê Lợi lên ngôi vua
Khung cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra trên hồ Gươm trang trọng. Lê Lợi đang vịnh cảnh trên hồ Tả Vọng thì thần rùa nhô lên, gươm thần động đậy, và tiếng nói vọng lên: “ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Lê Lợi trao gươm cho Rùa Vàng rồi lặn mất
Câu 5:
Truyền thuyết mang ý nghĩa giải thích di tích Hồ Gươm đồng thời cho thấy mong ước hoà bình, chiến thắng trong công cuộc bảo vệ đất nước
Câu 6:
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ
Hình ảnh Rùa Vàng mang biểu tượng thiêng liêng, gắn với tư tưởng tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Trong truyền thuyết này, Rùa Vàng cho thấy sức mạnh, thanh thế của nghĩa quân Lam Sơn
II. Luyện tập
Câu 1: Tác giả không để Lê Lợi nhận gươm cùng lúc là có dụng ý riêng của tác giả.
Lê Thận chính là hình ảnh của những người nông dân, Lê Lợi là biểu tượng cho vị quân chủ. Chỉ khi quân và dân hợp sức như sự kết hợp của thanh gươm thì mới có thể đem đến thắng lợi cho cuộc chiến
Câu 2: Việc nhận gươm ở Thăng Long cho thấy sự đúng đắn của vua Lê Lợi khi lên ngôi và đóng đô ở Thăng Long
Câu 3:
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, có yếu tố lịch sử đan xen với kì ảo làm tăng thêm sức ly kỳ cho câu chuyện.
--------------------HẾT BÀI 1-----------------------
Tìm hiểu chi tiết về nội dung Sự tích Hồ Gươm, bên cạnh bài soạn trên đây, các em không nên bỏ qua những bài học quan trọng khác như: Tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sự tích Hồ Gươm, Sơ đồ tư duy truyện Sự tích Hồ Gươm, Phân tích truyền thuyết Sự tích hồ Gươm.
* Soạn bài Sự tích Hồ Gươm, mẫu số 2:
Đọc bài văn và tóm tắt dựa theo sự việc chính:
a) Nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh nhiều lần thất bại. Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
b) Lê Thận (người đánh cá) theo nghĩa quân nhận được lưỡi gươm qua 3 lần kéo lưới chỉ với hình thức một thanh sắt kỳ ảo.
c) Lê Lợi (chủ tướng nghĩa quân) nhận được chuôi gươm khi rút quân vào rừng, từ trên ngọn cây.
d) Lê Lợi và Lê Thận lắp chuối gươm vào lưỡi gươm và nhận ra thần Trời cho để làm việc nghĩa lớn.
e) Nghĩa quân nhờ gươm thần, chiến thắng quân xâm lược.
g) Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại kiếm thần ở kinh đô (Hồ Gươm) ... khi Lê Lợi đã lên ngôi vua. Trả lời câu hỏi đọc – hiểu: (trang 42 SGK)
Đọc chú thích:
- Giải thích các từ Hán Việt trong chú thích theo từng âm tiết:
Đô hộ: độ: chỗ chính phủ ở, hộ: che chở (đô hộ: chức trưởng quan thống trị thuộc quốc của Tàu)
Đức Long Quân: Đức: tiếng tôn xưng, Long: Rồng, Quân: vua.
Lam Sơn: Lam: màu lam, Sơn: núi.
Thuận thiên: thuận: theo ý, thiên: trời. Minh Công: minh: sáng, công: ông.
Nhuệ khí: nhuệ: hăng hái, khí: khí thế.
1. – Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì nghĩa quân chưa đủ sức chống quân Minh, cần có trợ lực.
2. – Lê Lợi nhận được gươm thần từ lưỡi đến chuôi. Lưỡi do một người đánh cá nhân, chuôi do Lê Lợi nhận, thanh gươm hoàn chỉnh do Lê Thận lắp.
- Việc nhận gươm diễn ra theo một quá trình nhiều ngày. Việc cho mượn gươm để chống quân thù thể hiện việc làm của Lê Lợi là chính nghĩa, cha ông ta luôn theo dõi vận mệnh dân tộc, Lê Lợi là người anh hùng chân chính nên được Thiên Vương phù trợ, gươm là hình tượng từ ngàn xưa thể hiện sức mạnh chiến đấu và thắng lợi của nhân dân ta.
3. Gươm thần có sức mạnh:
a) Tạo nên nhuệ khí cho nghĩa quân. b) Tăng thêm uy tín cho nghĩa quân. c) Giúp chiến thắng địch, lấy được nhiều lương thực. d) Từ thế yếu của nghĩa quân chuyển sang thế mạnh thần tốc.
e) Giúp cho Lê Lợi chiến thắng và lên ngôi vua ...
4. Long Quân đòi gươm khi Lê Lợi đã làm vua và dạo chơi ở hồ Tả Vọng, Long Quân cho Rùa Vàng nổi lên mặt nước, đuổi theo thuyền và lên tiếng đòi gươm. Lê Lợi quẳng gươm xuống nước và Rùa đớp gươm, lặn mất.
5.
- Thảo luận ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:
- Viết một đoạn văn để tham gia thảo luận ở lớp về ý nghĩa của truyện.
- Dự kiến các vấn đề có thể tranh luận với bạn. Thí dụ: bạn cho là nếu không có gươm thần thì Lê Lợi có thắng không? Hoặc bạn cho là nếu Lê Lợi thất bại thì Long Quân có đòi lại gươm không? Hoặc bạn cho là quân... gươm được trao chậm trễ phải chăng là Long Quân chưa tin vào nghĩa
+ Từ đó, các bạn có thể nêu các ý nghĩa khác nhau về truyện:
– Theo em, trong các ý nghĩa của Truyện, ý nghĩa nào là sát hợp nhất. Các ý nghĩa nêu trong phần ghi nhớ đã nói hết ý nghĩa của truyện chưa?
6. (Câu hỏi khó)
Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng (Kim Quy) là truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy. Đó là truyền thuyết sau thời vua Hùng. Các truyền thuyết thời vua Hùng cũng như sau thời vua Hùng đều là các truyện kể về lịch sử những thời quá khứ. Trong đó, thường có cái lõi là sự thật lịch sử được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt thêm, lý tưởng hóa, nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá riêng của nhân dân đối với một số sự kiện và nhân vật lịch sử.
So với các truyền thuyết trước thời vua Hùng (như đã học), các truyền thuyết sau thời vua Hùng (Rùa vàng, Sự tích Hồ Gươm, Mị Châu - Trọng Thủy 0.0...) có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang tưởng, thần thoại ...
Trong các bộ lạc ở nước ta vào thời kỳ cuối của nước Văn Lang, nổi lên vai trò của bộ lạc Rùa mà sự phản ánh trong truyện dân gian là hệ thống truyện Rùa. | Truyện Rùa gắn với thờ tô-tem rùa. Việc thờ tô-tem rùa thời nguyên thủy còn để lại dấu vết với tục kiêng ăn thịt rùa và tục treo mai rùa ở cột chính bàn thờ trong vùng Tây – Thái. Chỉ có Rùa Vàng mới giúp đỡ tận tình cho người trong việc làm nhà, trái hẳn với Rùa Đen. Do đó, người chỉ biết ơn Rùa Vàng. Rùa Vàng lại giúp cho con người xây nên thành quách. Ở truyện của người Việt thì cũng là Rùa Vàng (Kim Quy) chứ không phải là Rùa Đen, Thần Kim Quy đã giúp An Dương Vương xây thành. Việc hình thành hệ thống truyện Rùa phản ánh lịch sử thời kỳ An Dương Vương.
Luyện tập (trang 43 SGK)
Theo gợi ý của giáo viên trong bài dạy văn bản, giải các bài tập sau:
2. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả ... gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? Có thể có nhiều cách giải thích:
a) Lưỡi gươm là sức mạnh của Sông. Chuỗi gươm là sức mạnh của sông phối hợp với sức mạnh của núi rồi tạo nên sức sông – núi (sức mạnh dân tộc, đất nước) giúp Lê Lợi đánh giặc.
b) Lưỡi gươm do Lê Thận (dân đánh cá bắt được), chuôi gươm do Lợi (chủ tướng) bắt được. Lưỡi gươm và chuỗi gươm kết hợp lại mới than, lực lượng của nhân dân và của người lãnh đạo, sức mạnh đó mới tạo được
thắng lợi.
c) Việc nhận gươm kéo dài qua thời gian phản ánh sự lớn mạnh, tinh. thần chiến đấu của cuộc khởi nghĩa không phải một lúc mà có được.
d) Long Quân cho gươm thần, nhưng không cho nhận ngay toàn bộ thanh gươm là có ý thử thách qua thời gian tinh thần chiến đấu của Lê Lợi ... (có thể có các cách hiểu khác nữa).
3. – Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? (câu hỏi khó).
Nhận gươm ở Thanh Hóa là nhận gươm ở nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa. Trả gươm ở Đông Đô là trả gươm nơi cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chỉ khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi thì Long Quân mới đòi gươm. Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì có nghĩa là cuộc khởi nghĩa thất bại (vì Lê Lợi không vào được Đông Đô để lên ngôi vua). Truyền thuyết sẽ có ý nghĩa phê phán Lê Lợi không làm tròn sứ mạng.
4. Xem chú thích 1 (Con Rồng cháu Tiên). Đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Sự tích Hồ Gươm ; Bánh chưng, bánh giầy ... Nhiệm vụ đọc thêm: (câu 1 trang 43 phần luyện tập) . (1. Đọc truyện Ấn kiếm Tây Sơn và thử lập dàn bài cho đoạn văn: Đoạn văn có 6 câu: câu đầu là Nguyễn Huệ xuống núi, 4 câu tiếp là Nguyễn Huệ gặp hai ông Xà, câu cuối: Nguyễn Huệ nhận ấn kiếm Ngọc Hoàng ban cho.
Tìm chủ đề của câu chuyện: “Việc chính nghĩa luôn được thần linh giúp đỡ”, hoặc: “Nguyễn Huệ nhận sứ mệnh cứu nước”, hoặc: “Tín hiệu báo về một cuộc chiến và một triều vua mới”.
So sánh với Sự tích Hồ Gươm: + Giống nhau: Việc nghĩa được thần linh phù trợ. + Khác nhau:
- Với Lê Lợi, Long Quân sai Rùa Vàng đòi gươm và chỉ giúp gươm (vì
khí) chứ không trao ấn ngọc, với Nguyễn Huệ, Rắn giúp gươm (vũ khí) và trao cả sứ mệnh làm vua (ấn ngọc).
- Với Lê Lợi, gươm được nhận thành hai lần lần đầu là do nhân dân nhận, lần sau là do tướng lĩnh nhận), với Nguyễn Huệ, gươm được nhận một lần.
Điểm giống chung của hai câu chuyện còn là: lịch sử chống Minh, lịch sử chống Thanh đã được tác giả dân gian thần kỳ hóa sự việc và nhân vật, thể hiện các tác giả dân gian thời xưa thường giải thích sự việc lịch sử bằng các yếu tố siêu nhiên, phản ánh sức tưởng tượng và ước mơ của họ, đồng thời cũng phần nào thể hiện óc tôn thờ thần linh của người xưa.
----------------------HẾT--------------------------
=> Tìm thêm bài soạn trong tài liệu soạn văn lớp 6 tại đây:
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-su-tich-ho-guom-37721n.aspx
- Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Soạn bài Sọ Dừa