Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 1
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự
a.
- Việc Tuệ Tĩnh chữa trị cho cháu bé nhà nông dân nói lên tấm lòng người thầy thuốc chân chính, tấm lòng nhân ái
b.
- Chủ đề cho thấy lòng thương người của lương y Tuệ Tĩnh. Câu chủ đề nẳm ở phần mở bài. ( Tuệ Tĩnh …. Giúp người bệnh)
c.
- Chọn “ Y đức Tuệ Tĩnh” ( vì trọn vẹn ý nghĩa về danh y và tấm lòng của người cho nhân dân)
d.
Các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, trình bày sự việc và kết thúc của câu chuyện
II.Luyện tập
Câu 1:
Truyện biểu dương sự thông minh, trân trọng và tôn kính đức vua. Chế diễu sự tham lam, ỉ quyền hành của viên quan. Lời nói của ( Trong câu “ với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!”)
Mở bài từ đầu đến “ dâng tiến nhà vua”
Thân bài tiếp cho đến “ mỗi người hai nhăm roi”
Kết bài là đoạn còn lại
– Giống nhau là cùng kể truyện theo bố cục tự sự ba phần, chủ yếu là lời thoại của nhân vật.
Khác nhau là: chủ đề của văn bản Tuệ Tĩnh dễ đoán, ở ngay câu mở bài. Ở văn bản Phần thưởng chủ đề là do người đọc tự suy luận ra.
Sự việc ở thân bài thú vị ở chỗ sẽ đưa người đọc vào các tình huống khác nhau mà chính người đọc cũng không ngờ đến.
Câu 2:
| Mở bài | Kết bài |
Sơn Tinh Thuỷ Tinh | Giới thiệu Vua Hùng kén rể | Kết thúc lặp lại, vòng tròn không hồi kết |
Sự tích Hồ Gươm | Khái quát ý nghĩa về sự trả lại thanh gươm | Kết thúc có tổng kết, kết thúc vấn đề |
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 2
I- Tìm hiểu chủ đề và dàn bài
Trả lời câu hỏi về bài văn: (trang 45 SGK)
a) Lời thể hiện chủ đề là lời có tính khái quát nhất so với các lời miêu tả và kế việc của bài văn tự sự. Đọc kỹ bài văn và tìm lời đó. Có khi chủ đề là lời khái quát tự ta rút ra. Thí dụ:
- Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn sao ông bà lại nói chuyện ân huệ? (1)
- Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi! (2)
Phân tích hai lời nói đó, xem thật sự các lời đó đã thể hiện chủ đề (vấn đề mà người viết muốn đặt ra trong truyện) chưa?
Chủ đề bài văn không phải chuyện ân huệ khi cứu người hoạn nạn (câu 1) mà cũng không phải là công ơn của thầy thuốc đối với con người (câu 2) mà là:
- Tuệ Tĩnh cứu người một cách bình đẳng, vô tư, trước hết là vì tính cấp bách của việc chữa chạy. (Chú bé bị bệnh nguy kịch còn nhà quý tộc chỉ đau lưng, chú bé đến sau bệnh rõ trước mắt còn nhà quý tộc đến trước nhưng bệnh chưa chẩn đoán, chú bé là con nhà nghèo còn nhà quý tộc là người giàu sang. (Tuệ Tĩnh không vì giàu sang, chức tước của người bệnh mà ưu tiên). Đó chính là y đức.
b) Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề đó như thế nào?
Cần nêu rõ sự việc chính trong phần thân bài:
– Một nhà quý tộc đau lưng cho con đến mời chữa trước lúc một em bé con nhà nông dân bị gãy chân đang cần Tuệ Tĩnh cấp cứu, được mang đến tận nhà.
- Tuệ Tĩnh đã nhận lời chữa cho nhà quý tộc nhưng thấy bệnh của cậu bé trầm trọng hơn nên chữa cho cậu bé trước.
- Gia đình người nông dân cám ơn Tuệ Tĩnh, nhưng Tuệ Tĩnh khước từ ơn đó.
Ba sự việc chính đó đã gắn chủ đề mà ta đã lựa chọn ở trên chứ không gắn với câu khái quát của bài văn (câu 2).
Tuệ Tĩnh và hai người bệnh:
c) Chú ý: Bài văn chưa có nhan đề, nên không thể nói là tìm nhan đề (tên) khác cho bài văn mà là phải nói thử tìm nhan đề (đặt tên) cho bài văn hoặc lựa chọn nhan đề trong 3 nhan đề dưới đây:
Tuệ Tĩnh và hai người bệnh (1)
Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh (2)
Y đức của Tuệ Tĩnh (3).
Các em cần phân biệt nhan đề (tên bài văn) và chủ đề bài văn để tìm cho đúng nhan đề. Nhan đề là đề tài của bài văn (tương ứng với đại ý bài văn) còn chủ đề là ý nghĩa của bài văn (tương ứng với lời khái quát rút ra từ bài văn). Có khi nhan đề là chủ đề. Nhưng thường nhan đề không phải là chủ đề. Nếu vậy thì 2 tên đầu (1 và 2) có thể là nhan đề vì nó chỉ nêu sự việc chính (tên 1) hay tính cách của Tuệ Tĩnh (tên 2) mà chưa nói ý nghĩa của sự việc và của tính cách đó (chủ đề). Tên thứ ba có thể coi là chủ đề ý nghĩa của bài văn).
d) Các phần mở, thân, kết thực hiện yêu cầu gì của bài văn?
- Phần mở giới thiệu nhân vật.
- Phần thân nêu sự việc mà nhân vật thực hiện.
- Phần kết nêu sự việc tiếp theo mà nhân vật thực hiện.
(Thực ra thì phần kết này cũng có thể gắn với phần thân và câu chuyện nên có phần kết thúc, thường là nêu ý nghĩa của câu chuyện).
Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Kể về những đổi mới ở quê em là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài ra, Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
II. Luyện tập (theo gợi ý của giáo viên) (trang 46 SGK)
1. Đọc câu chuyện Phần thưởng nhiều lần, chú ý đến các sự việc chính biết ngắt hỏi sau các phần mở, thân, kết).
Trả lời câu hỏi:
a) Chủ đề của truyện là gì? (tìm lời khái quát nhất của truyện, nếu không có thì tự mình rút ra ý nghĩa câu chuyện sau khi đọc).
Có thể nói trong câu chuyện, không có lời khái quát về chủ đề. Từ các sự việc diễn ra, có thể nêu ra các chủ đề sau :
- Trí thông minh của người nông dân muốn chơi khăm tên quan.
- Sự trừng phạt xứng đáng đối với bạn quan tham luôn muốn bóc lột người nghèo.
b) Phần mở : Câu đầu tiên: nêu nhân vật và sự việc chính.
Phần thân : Từ “ông ta ... mười nhăm roi”: người nông dân dâng ngọc quí cho nhà vua và xin một phần thưởng đặc biệt.
Phần kết: Câu cuối : nhà vua cho người nông dân phần thưởng thực sự.
c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
+ Phân giống: Có một nhân vật là người nông dân, có một nhân vật là người quí tộc (tên quan). Cả hai câu chuyện đều không có chủ đề.
+ Phần khác: Một bên có nhân vật chính là người thầy thuốc, một bên nhân vật chính là người nông dân ; một bên sự việc là chữa bệnh, một bên sự việc là dâng ngọc quí cho vua , một bên chủ đề là y đức, một bên chủ đề là trí thông minh của người nông dân muốn chơi khăm bọn quan lại ; một bên là tố cáo bọn quí tộc muốn hưởng đặc quyền đối với mình trong mọi việc, một bên là tố cáo bọn quan lại tham lam, lúc nào cũng muốn vơ vét của nhân dân.
d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào ? Muốn tìm chỗ thú vị của câu chuyện (chỗ thể hiện sự việc có ý nghĩa, chỗ gay cấn, chỗ tạo được sự thích thú của người đọc), cần thấy tính bất ngờ của sự việc.
Ở chuyện Phần thưởng, ta tưởng vua sẽ cho phần thưởng nào đó và tên quan sẽ được chia một nữa theo như lời hứa có thể thành thật của người nông dân. Khi vua muốn cho thưởng, ta cứ nghĩ là người nông dân sẽ xin một phần thưởng lớn để có thể chia cho tên quan một nửa. Ai ngờ, phần thưởng cần xin lại là một hình phạt đối với một công an. Đề nghị này đột ngột với người đọc nhưng sau đó lại thỏa thể về trí thông minh của nhân vật chính và sự căm ghét tên quan ở phần trên cũng được thỏa mãn. Chính lời đề nghị đó đã gây 2 tác dụng:
a/- Vua cho người nông dân một phần thưởng thực sự, có khi cao hơn dự định. ,
b/- Người nông dân vừa có thưởng, vừa chơi khăm tên quan một cách thông minh, tên quan khó có cách phản ứng.
Phải nói thêm là phần kết (mở nút câu chuyện) cũng góp phần làm cho sự việc trong phần thân thêm thú vị.
Câu chuyện được kết cấu gần giống với các truyện dân gian của Việt Nam về người nông dân chơi khăm bọn quyền quí.
2. Phân tích cách mở và kết bài của các văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm:
a) Xác định lại cách mở, cách kết của 2 câu chuyện đó.
b) Phân tích cách mở bài của chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách mở bài nêu rõ, gọn sự việc và nhân vật chính (Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho Mị Nương)..
c) Phân tích cách mở bài của truyện Sự tích Hồ Gươm : Cách mở bài đã nêu rõ, gọn sự việc và nhân vật chính (Long Quân muốn giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc).
d) Phân tích phần kết của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh : Phần kết nêu sự việc diễn biến tiếp sau sự việc chính của câu chuyện, nêu được ý nghĩa ngầm : nạn lũ lụt hàng năm và sự chống đỡ của nhân dân ta từ xưa đến nay.
e) Phân tích phần kết của truyện Sự tích Hồ Gươm: Phần kết giải thích tại sao Hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Hoàn Kiếm.
Đọc thêm: (trang 47 SGK)
Dựa vào một vài cách mở bài để tiếp tục xây dựng phần thân và kết của bài
Thí dụ: Cách mở bài thứ 3 : (mở bài bằng tả cảnh).
Mở: Trăng sáng quá, cô giáo An đang ngồi ở đầu sân bỗng nhớ đến một người học trò cũ.
Thân: Vào những ngày chiến tranh, cô giáo An đã không may bị bom giặc làm bị thương khi đang đứng lớp. Nhà cô nghèo, không có đủ tiền chữa chạy.
Em học sinh lớp trưởng tên là S. đã thể hiện sự thông cảm với cô giáo lấy số tiền dành dụm giúp cô và ngày ngày đến bệnh viện để săn sóc cô khi gia đình cô ở xa.
Sau một thời gian, cô đã khỏi vết thương và trở lại giảng dạy bình thường.
Kết: Nhớ về một kỷ niệm thầy trò cũ, cô bỗng nghĩ về nghề thầy giáo, tuy có vất vả, khó khăn nhưng luôn được sưởi ấm bằng tấm lòng của các học sinh.
- Thử viết tập làm văn trần thuật: (bài tập bổ sung)
Thí dụ: Kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm.
“Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, có một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Nghĩa quân còn non yếu nên luôn luôn bị thua.
Long Quân thấy thế, quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc, nhưng lại cho mượn thành hai lần. Lần đầu, cho một người đánh cá kéo lưới lên một lưỡi gươm. Lần thứ hai cho Lê Lợi bắt được chuôi gươm trong rừng cây. Lê Thận, người bắt được lưỡi gươm, đã tra lưỡi vào chuôi và thấy vừa vẹn (người đánh cá đó là Lê Thận, sau khi vớt được lưỡi gươm thì tham gia vào nghĩa quân). Nhờ gươm thần, Lê Lợi thắng quân Minh và lên làm vua ở Đông Đô. Một hôm, nhà vua đeo kiếm dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì có con Rùa Vàng nổi lên và đòi kiếm lại cho Long Quân.
Từ đó, Hồ Tả Vọng có tên Hồ Trả Kiếm (Hoàn Kiếm).
=> Tìm nhanh mục lục bài soạn văn lớp 6 tại đây:
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chu-de-va-dan-bai-cua-bai-van-tu-su-37691n.aspx
- Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Soạn bài Sọ Dừa