Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự

Với gợi ý dàn bài chi tiết và bài văn hoàn chỉnh 3 đề văn trong phần soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 1, chúng tôi hi vọng các em sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích giúp em định hướng đúng đắn nhất cách viết một bài văn đầy đủ, rành mạch, logic và thuyết phục người đọc hơn.
Mục Lục bài viết:
1. Đề số 1: Kể lại kỉ niệm những ngày đầu đi học
2. Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,… ) sống mãi trong lòng tôi
3. Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự

Đề số 1: Kể lại kỉ niệm những ngày đầu đi học

Mở bài: Nhắc lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học em thấy ấn tượng nhất (thời gian, địa điểm…).
+ Có thể dẫn dắt bằng cách trích dẫn câu hát, câu thơ.
Thân bài:
- Cảm xúc đêm trước ngày khai trường:
+ Vui mừng, háo hức chuẩn bị đồ đạc (cặp sách, quần áo…).
+ Hồi hộp, lo lắng, không ngủ được.
- Cảnh vật trên đường tới trường.
+ Con đường tới trường với bố/ mẹ khác trở nên lạ thường.
+ Cảnh bầu trời, hàng cây, chim chóc….
- Tả về ngôi trường mới
+ Quang cảnh sân trường: bạn bè mới, thầy cô mới, học sinh khóa trên…
+ Cảnh lớp học: bàn ghế, cách trang trí lớp học.
- Tả về cảnh buổi lễ khai giảng
+ Xếp hàng chào cờ và dự lễ khai giảng.
+ Thầy/ cô hiệu trưởng phát biểu, đánh trống chào năm học mới.
+ Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
+ Cảm xúc khi được trở thành học sinh ngồi phía dưới lắng nghe thầy cô.
- Vào nhận lớp học
+ Cảm xúc khi gặp và nghe cô giáo chủ nhiệm làm quen với lớp.
+ Cảm xúc khi có chỗ ngồi riêng, có bạn mới bên cạnh
Kết bài: Khẳng định kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn sâu đậm, đó là một phần của tuổi thơ.
Bài văn mẫu
Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.
Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹ. Mong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.
Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!

Bên cạnh Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn 8 như Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió hay phần Soạn bài Chiếc lá cuối cùng nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

 

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,… ) sống mãi trong lòng tôi

Mở bài: giới thiệu về người thân luôn sống mãi trong trái tim em ( cha, mẹ, người thân gia đình, bạn thân, thầy cô, …)
+ Em phải chọn được đối tượng để kể có mối quan hệ với em.
Thân bài:
- Giới thiệu bao quát: những đặc điểm nổi bật về ngoại hình
+ Hình dáng, nước da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.
+ Đặc tả điểm đặc biệt nhất của ngoại hình (tự chọn).
- Điểm qua về tính cách, sở thích, thái độ, nghề nghiệp, tuổi tác.
+ Chọn đặc điểm quan trọng về tính cách, thái độ khiến em thấy ấn tượng, đáng học hỏi.
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người đặc biệt đó
- Cảm nghĩ, cảm nhận của em về người "sống mãi trong lòng".
Kết bài: khẳng định tình cảm của mình dành cho người đặc biệt đó.
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "
Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.
Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.
Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.
Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
 

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Mở bài:
Thời điểm em nhận ra sự trưởng thành của mình.
Thân bài: Sự trưởng thành về mặt: thể chất, tinh thần, suy nghĩ…
- Đối với nữ
+ Ngoại hình, vóc dáng:
+ Chiều cao: cao hơn trước.
+ Giọng nói: trong trẻo và ngọt ngào hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: Cảm tháy bản thân hiểu rõ mình, giải quyết vấn đề nhanh và sâu sắc hơn.
- Tính cách:
+ Bớt vội vàng hơn trước, làm mọi việc cẩn thận và suy nghĩ chín chắn hơn.
+ Chăm chải chuốt, chăm lo cho vẻ bên ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết thương yêu và giữ ý hơn trước
+ Hay thẹn thùng trước các bạn khác giới
- Các biểu hiện của sự khôn lớn:
+ Tự giác trong các hoạt động chăm sóc, vệ sinh cá nhân mà không cần mẹ phải nhắc nhở.
+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà một cách tự giác và làm chỉn chu.
+ Nhường nhịn em nhỏ ít tuổi hơn
+ Biết thương yêu và quan tâm tới bố mẹ.
+ Biết tự chăm sóc bản thân chu đáo hơn.
Kết bài:
Qúa trình khôn lớn, trưởng thành là điều thú vị, hạnh phúc.
Nêu cảm nghĩ của bản thân về sự trưởng thành .
Bài văn mẫu
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Viết đoạn văn nêu lên tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người trong đó có sử dụng hai câu ghép là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-tap-lam-van-so-1-van-tu-su-38438n.aspx
 


Tác giả: Ngọc Link     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Hướng dẫn soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự

, soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự,

Tin Mới