Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản để hiểu được thế nào là đoạn văn, chủ đề của đoạn văn cũng như cách trình bày nội dung một đoạn văn.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ngắn 1

I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN?

Câu 1.
Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được triển khai dưới hình thức một đoạn văn. 

Câu 2: Dấu hiệu hình thức:
- Lùi đầu dòng.
- Chữ cái đầu dòng viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

 Câu 3.
(Ghi nhớ SGK)
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường có nhiều câu tạo thành.

II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. “Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông” 🡪 Đây là những từ ngữ có tác dụng duy trì chủ đề của đoạn văn.
b. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố 🡪 Đây là câu chủ đề, có ý nghĩa then chốt trong đoạn 2. Vì, nó khái quát nội dung của toàn đoạn văn.
c.
- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng để làm đề mục nhằm mục đích duy trì nội dung cần biểu đạt trong văn bản.
- Câu chủ đề làm nhiệm vụ khái quát nội dung của toàn đoạn văn hoặc văn bản.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a.
   - Đoạn thứ nhất: Được trình bày theo lối song hành, trong đoạn không có câu chủ đề.
   - Đoạn thứ hai: Được trình bày theo lối quy nạp, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
   - Đoạn thứ ba: Được trình bày theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn thâu tóm toàn bộ nội dung của đoạn.
b. Đoạn văn được trình bày theo hình thức quy nạp. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Văn bản có 2 ý, mỗi ý được tác giả dân gian diễn tả bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 2.
- Đoạn a được trình bày dưới hình thức diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Đoạn b được trình bày dưới hình thức song hành, trong đoạn không có câu chủ đề mà chỉ có các từ ngữ chủ đề được lặp lại.
- Đoạn c được trình bày dưới hình thức song hành.

Câu 3: Đoạn văn diễn dịch
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là những chiến thắng vang dội của các vị anh hùng như Hai bà trưng, bà triệu, ngô quyền, lê lợi, quang trung. Hơn nữa nhân dân ta còn vô cùng kiên cường đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ để giành thắng lợi. Chiến công vang dội vào mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã mang đến niềm vui trọn vẹn cho sự hòa bình của nhân dân.

Câu 4. Câu tục ngữ là một bài học sâu sắc, đúng với mọi thời đại. Thất bại là không hoàn thành mục tiêu ban đầu đã đề ra, là những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống. Trái ngược với thất bại thì thành công là khi ta đạt được những gì mình mong muốn. Từ hai ý nghĩa trên câu tục ngữ là sự đúc rút kinh nghiệm của ông cha ta: Cuộc sống thì đầy rẫy những khó khăn, thách thức nhưng chỉ cần có ý chí, có lòng kiên trì chắc chắn chúng ta sẽ hái được trái ngọt tương lai. Thực tế cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương về lòng kiên trì bền bỉ, về sự quyết tâm vượt khó sau mỗi lần thất bại. Có thể kể đến như: Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu, chính vì chữ xấu mà con đường khoa bảng của ông không thành danh. Sau thất bại đó Cao Bá Quát quyết tâm rèn luyện viết chữ từng ngày, chẳng bao lâu sau ông đã thi đỗ trạng nguyên, được người đời kính trọng. Có thể nói, thất bại chính là mẹ thành công, thất bại cho ta thêm nghị lực để nỗ lực và cố gắng. Có thất bại mới có thành công trong cuộc sống.

---------------------HẾT BÀI 1------------------------

Xây dựng đoạn văn trong văn bản là bài hay trong SGK Ngữ Văn 8. Sau Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự cùng với phần Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió để học tốt Ngữ Văn 8 hơn
 

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ngắn 2

I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN

1. Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn gồm có ba ý. Mỗi ý viết thành ba đoạn văn.
2. Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.
3. Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

II.TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
a. Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn thứ nhất là “Ngô Tất Tố”.
b. Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản, từ ngữ chủ đề của đoạn văn là Tắt đèn.
c. Từ nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề như sau: SGK
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
a. Nội dung trình bày của đoạn văn có thể khác nhau. Ví dụ:
- Đoạn thứ nhất có từ ngữ chủ đề, yếu tố chủ đề ấy duy trì đối tượng trong đoạn văn.
- Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề, triển khai theo trình tự nội dung của văn bản. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn. Ý của đoạn văn này là nêu lên một cách khái quát về tác phẩm theo trình tự diễn dịch.
b. Đoạn văn có câu chủ đề “Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp”. Câu ở ngay đầu đoạn và nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự diễn dịch.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Văn bản Ai nhầm có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:
Đoạn 1: Nói về ông thầy lười: Sao chép nhầm văn tế.
Đoạn 2: Khi người ta trách thì cãi liều là “chết nhầm”.
Câu 2: Cách trình bày nội dung các đoạn văn.
a. Diễn dịch b. Song hành c. Song hành

Câu 3:
- đoạn văn theo cách diễn dịch:
“Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đãi chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch đã nói “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
- Chuyển đoạn văn thành văn quy nạp:
“Chúng ta có thể tự hào về những trang sử vẻ vang từ thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Câu 4:
- Theo em nên vận dụng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” vào cuộc sống.
- Một đoạn văn: Có một nhà thơ đã viết: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Trong cuộc đời mỗi một con người, khi phấn đấu không mệt mỏi để đạt những thành tích về học tập, lao động, chúng ta thường vấp phải những thất bại, đắng cay: “Thi không ăn ớt, thế mà cay”. Thất bại ấy do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ta tìm đúng được nguyên nhân, ta bước tiếp thì ta sẽ thành công. Nhiều khi để thành công phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục nhược điểm nhiều lần và nhiều khi thất bại không phải chỉ xảy ra một lần, vì như người ta nói “không cái dại nào giống cái dại nào”. Vận dụng câu tục ngữ này trong cuộc sống ta thấy ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ đầy tính thuyết phục và thực tiễn.
 

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ngắn 3

I. Khái niệm về đoạn văn

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Văn bản gồm 2 ý chính:
+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố
+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Nhận diện đoạn văn dựa vào:
+ Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)
+ Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"
->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.
b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.
+ Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.
c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a, Xét về mặt hình thức:
+ Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
- Xét về mặt nội dung:
+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề
+ Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề
- Cách diễn đạt:
+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành
+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch
-> Câu chủ đề trong đoạn văn được duy trì bằng những từ ngữ then chốt. Một đoạn văn nhất thiết phải có câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn phải nhằm mục đích làm sáng tỏ cho chủ đề đoạn văn.
b, Câu chủ đề "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" đứng ở cuối đoạn.
+ Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

III. Luyện tập

Bài 1 ( trang 35 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh
+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể)
b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành
c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành

Bài 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

Bài 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

-----------------------HẾT----------------------

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Viết đoạn văn nêu lên tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người trong đó có sử dụng hai câu ghép nhằm chuẩn bị cho bài học này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-xay-dung-doan-van-trong-van-ban-38437n.aspx
 


Tác giả: Trần Hoạt     (4.1★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật trang 141 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, soạn văn lớp 10
Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Thảo luận về vấn đề: xây dựng văn hóa đọc
Từ khoá liên quan:

soan bai xay dung doan van trong van ban

, soan bai xay dung doan van trong van ban chi tiet, soan bai xay dung doan van trong van ban ngan gon nhat,
SOFT LIÊN QUAN
  • Phần mềm quản lý soạn thảo văn bản luật QPPL HiNet

    Quản lý và theo dõi công tác soạn thảo văn bản ngành luật

    Làm sao để cải thiện chất lượng và thời gian soạn thảo văn bản chính là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp đặt ra hiện nay, do vậy, phần mềm quản lý soạn thảo văn bản luật QPPL HiNet được giới thiệu ngay sau đây sẽ cho bạn một sự gợi ý hoàn hảo để bạn có thể cân nhắc việc sử dụng, nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý văn bản trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tin Mới