Các em đã được học 3 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm trong những chương trình học trước đó. Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự sẽ cùng các em tìm hiểu về sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết bài văn tự sự. Các em hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72 SGK Ngữ văn 8 tập 1
SOẠN BÀI: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 1)
I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1:
Các yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở hồng hộc, trán đãm mồ hôi, ríu cả chân lại
+ Mẹ không còm cõi, xơ xác quá
+ Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn
Các yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi còn tươi đẹp như thuở cfn sung sức?
+ Tôi ngồi trên xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi
+ Áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay ngừi mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm
🡺 Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan cài vào nhau kết hợp với các yếu tố tự sự chứ không hề tách riêng biệt.
Câu 2:" Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe mẹ ngồi. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa lên khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả vào cánh tay mẹ, quan sát khuôn mặt mẹ."
Nhận xét
+, Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không cụ thể, sinh động
+, Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kể chuyện, giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc.
Câu 3: Không thể bỏ các yếu tố tự sự trong đoạn văn. Bởi, nếu bỏ như vậy thì các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ không còn tính liên kết vì thiếu đi mạch kể chuyện. Chính vì vậy yếu tố tự sự là vô cùng quan trọng trong văn bản tự sự.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền
- Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất
- Miệng thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu
- Người nhà lí trưởng sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu
- Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau
- Anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn
- Hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm
🡺 Sức mạnh tiềm tàng, vùng lên phản kháng chống lại áp bức bóc lột của chị Dậu
Câu 2.
- Giới thiệu khái quát về người thân (tên, tuổi)
- Em gặp lại người thân khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
- Từ xa nhìn lại, em thấy dáng hình của người đó như thế nào? (sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
- Khi lại gần, hình ảnh người thân hiện lên như thế nào? (khuôn mặt, làn da, mái tóc,..)
- Cuộc trò chuyện giữa em và người thân như thế nào? Thái độ, hành động của mỗi người ra sao?
- Cảm xúc của bản thân khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách? Mong ước tốt đẹp gì mà em muốn gửi tới người thân.
SOẠN BÀI: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 2)
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm… Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.
+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Diễn tả sự suy nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
+ Bộc lộ sự cảm nhận: Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
+ Phát biểu cảm tượng: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
→ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản:
- Tôi đi học (Thanh Tịnh):
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…
- Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố):
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
- Lão Hạc (Nam Cao):
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo:Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”
SOẠN BÀI: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 3)
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mieu-ta-va-bieu-cam-trong-van-ban-tu-su-37708n.aspx
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
+ Khóc nức nở, sụt sùi
+ Còm cõi, xơ xác
+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
+ Khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
- Các yếu tố này đan xen vào nhau và đan xen vào các yếu tố tự sự có trong đoạn văn.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Viết lại đoạn văn sau khi lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Xe chạy… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, tôi òa lên khóc. Mẹ tôi cũng khóc theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cảnh tay mẹ tôi.
Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những gì.
- Nếu thiếu miêu tả và biểu cảm làm đoạn văn kể chuyện không sinh động, cụ thể, trở nên khô khan.
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: làm cho đoạn văn trở nên sinh động, cụ thể và sâu sắc hơn.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ để lại các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn không tạo nên câu chuyện vì không có sự việc, đối tượng, nhân vật rõ ràng, cụ thể.
- Vai trò của yếu tố kể người, kể việc trong văn bản tự sự: Kể người và việc là nội dung chính của văn bản tự sự, thiếu nó sẽ không tạo nên câu chuyện.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Văn bản "Tôi đi học" (Thanh Tịnh)
"Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp … Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp"
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn làm cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động hơn, làm rõ trạng thái chần chừ của các bạn học sinh và bày tỏ suy nghĩ của tôi khi đứng trước một thế giới mới lạ.
- Văn bản "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố)
"Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng, ngơ ngá, muốn nói mà không dám nói….Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…"
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho hành động của chị Dậu được miêu tả sắc sảo và mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đồng thời, thể hiện rõ sự yếu đuối, bất lực của anh Dậu và sức mạnh phản kháng của chị Dậu
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Lâu lắm rồi gia đình tôi mới có dịp được về quê thăm ông bà ngoại. Giữa tiết trời mùa hè oi ả, nắng vàng phủ đầy trên mọi nẻo đường, chiếc xe từ từ chuyển bánh. Trên xe, cả gia đình tôi cười nói vui vẻ hà cùng với những ca từ ngọt ngào. Mọi người trong gia đình tôi ai ai cũng háo hức được gặp lại ông bà ngoại. Xe chạy tầm hai giờ thì tới nơi. Lúc chiếc xe dừng lại, tôi thấy ông bà ngoại đã đứng chờ sẵn ở cổng. Mái tóc của ông và bà nay đã bạc nhiều hơn trước và gương mặt cũng nhiều nếp nhăn hơn. Ông bà nở nụ cười thật tươi, tôi và em gái chạy ngay tới sà vào lòng ông bà còn bố mẹ tôi thì xách hành lí ở xe vào nhà. Thế rồi, ông bế em gái tôi lên còn bà thì ôm chầm lấy tôi. Giây phút ấy, tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Sắp xếp đồ đạc xong, cả gia đình tôi cùng ông bà ngồi bên bàn nước chè xanh kể bao nhiêu chuyện. Tôi mong ông bà sẽ sống thật lâu cùng con cháu.