Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự

Qua phần soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự ngày hôm nay, các em sẽ hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, biết được cách thức tóm tắt văn bản tự sự sao cho ngắn gọn mà vẫn đảm bảo đủ ý, dễ hiểu.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3
4. Bài soạn số 4
5. Bài soạn số 5

 

soan bai tom tat van ban tu su

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự trang 60 và trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 1
 

SOẠN BÀI: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 1)


I. THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1:

tom tat van tu su

Câu 2: Chọn (b)

II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

a.
- Dựa vào nội dung văn bản “Sơn tinh, Thủy tinh”.
Sở dĩ nhận ra nội dung văn bản là dựa vào nhân vật, sự việc và các tình tiết của truyện
- Văn bản tóm tắt đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản gốc

b.So sánh văn bản tóm tắt và văn bản chính
+ Độ dài: văn bản tóm tắt ngắn hơn văn bản gốc
+ Lời văn: ngắn gọn, cô đọng hơn
+ Số lượng nhân vật: ít hơn

c.
- Đáp ứng được nhu cầu và mục đích tóm tắt
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan, cân đối

2. Các bước tóm tắt
Bước 1: Đọc, xác định chủ đề
Bước 2: xác định nội dung chính cần tóm tắt
Bước 3: Sắp xếp, hệ thống nội dung theo trình tự logic của tác phẩm
Bước 4: Hoàn chỉnh tóm tắt bằng lời văn của mình.
 

SOẠN BÀI: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 2)

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Đáp án đúng nhất là B.

Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a. Văn bản tóm tắt dựa vào nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì văn bản tóm tắt đã thể hiện được nội dung, nhân vật, sự việc của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
b. So sánh văn bản tóm tắt với văn bản được tóm tắt:
Về độ dài, số lượng nhân vật, sự việc đều ngắn gọn hơn nhưng vẫn truyền tải được nội dung.
c. Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt:
Văn bản tóm tắt phải dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

2. Các bước tóm tắt văn bản
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề.
- Bước 2: Xác định nội dung chính.
- Bước 3: Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
- Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt
 

SOẠN BÀI: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 3)

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 8, tập 1):
a.
- Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh"
- Dựa vào các chi tiết, sự việc và các nhân vật nêu trong văn bản tóm tắt giống với văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" mà em biết được điều đó.
- Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt.
b. Văn bản tóm tắt trên khác với văn bản được tóm tắt ở các điểm sau: ngắn hơn văn bản được tóm tắt, lời văn ngắn gọn, súc tích hơn, có ít các nhân vật và sự việc hơn.
c. Các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt là: lời văn ngắn gọn, súc tích, phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Muốn tóm tắt văn bản, theo em phải đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính, sắp xếp các nội dung theo trình tự và viết thành văn bản tóm tắt.
- Những việc ấy được thực hiện theo trình tự:
+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu đúng chủ đề.
+ Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Bước 3: Sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lí.
+ Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt.
 

SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 4)

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện. Tuy nhiên thứ tự sắp xếp còn chưa đúng. Sắp xếp lại: b → a → d → c → g → e → I → g → h → k.

- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn:
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem gửi tiền và mảnh vườn cho ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão để lo trước tiền ma chay. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
- Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng.
- Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát tháo đòi tiên nộp.
- Chị Dậu van lạy, thiết tha xin khất.
- Cai lệ khăng khăng đòi bắt anh Dậu.
- Bị dồn vào đường cùng, chị Dậu đã vùng lên chống trả.
- Tên cai lệ và người nhà lí trưởng bị đánh ngã bởi người đàn bà lực điền ấy.

Câu 3* (trang 62 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ khó tóm tắt vì tuy là văn bản tự sự nhưng không chứa nhiều sự kiện, nhân vật mà giàu chất biểu cảm, thiên về miêu tả nội tâm nhân vật.
- Tôi đi học: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.
- Trong lòng mẹ: Bố chết, mẹ đi tha phương cầu thực, bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng cậu chưa bao giờ nguôi nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu cũng về, cậu nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay mẹ.
 

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 8 hơn

- Soạn bài Từ nghĩa địa phương và biệt ngữ xã hội
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Cô bé bán diêm


SOẠN BÀI: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (NGẮN 5)

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tom-tat-van-ban-tu-su-37728n.aspx
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Bản liệt kê trên đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc.
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí: b, a, d, c, g, e, i, h, k
- Viết văn bản tóm tắt:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi đồn điền cao su nên lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó mặc dù lão rất buồn bã và đau xót. Lão mang taastcarsoos tiền dành dụm được sang gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiềm được cái gì ăn cái nấy và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão sang xin Binh Tư một ít bả chó nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão chết, một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Các sự việc tiêu biểu:
+ Nhận bát gạo của bà lão hàng xóm, chị Dậu vội nấu cháo cho chồng và con ăn
+ Chị Dậu bưng bát cháo đến chỗ chồng nằm, vực chồng dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột.
+ Anh Dậu vừa ngẩng đầu lên, đưa bát cháo đến miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào
+ Chúng và xông vào định đánh và trói anh mang ra đình vì thiếu tiền suất sưu của chú em đã chết.
+ Chị Dậu hốt hoảng, lo sợ, tha thiết van xin chúng tha cho chồng mình
+ Chúng không tha cho anh Dậu mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch và tát vào mặt chị.
+ Chị Dậu tức không chịu được liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã tên cai lệ, lẳng ngã người nhà lí trưởng ra thềm.
+ Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với ý nghĩa "Thà ngồi tù, để chúng làm tình, làm tội như thế mãi không chịu được"

- Viết văn bản tóm tắt:
Vì thiếu suất sưu của người em đã chết,anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói và lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa ngồi dậy cầm bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với roi vọt, định trói anh mang đi. Lo lắng, sợ hãi và tha thiết van xin nhưng không được, chị Dậu đã liều mạng đánh trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đánh ngã tên cai lê, lẳng ngã người nhà lí trưởng ra đất. Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với ý nghĩa "Thà ngồi tù, để chúng làm tình, làm tội như thế mãi không chịu được"

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắ. Điều này đúng vì đây là các tác phẩm tự sự nhưng lại giàu yếu tố biểu cảm, ít các chi tiết, sự việc.
- Tóm tắt các văn bản ấy:
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Tôi đi học là câu chuyện kể về những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…

+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
Cậu bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không tình yêu: bố nghiện ngập, người mẹ lôn khao khát hạnh phúc nhưng đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng, bố mất, mẹ đi thêm bước nữa nên bị gia đình nhà chồng ruống rẫy, ghẻ lạnh. Bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng nhà nội và bị họ thờ ơ, hắt hủi. Phải sống xa mẹ, thương mẹ và nhớ mẹ đến vô cùng nhưng cậu bé Hồng luôn luôn phải nghe những lời nói xấu mẹ hết sức độc địa của người cô giàu có nhưng rất cay nghiệt. Vì vậy, cậu bé Hồng đã xiết bao sung sướng và hạnh phúc khi được gặp lại mẹ và sà vào tấm lòng yêu thương của mẹ.


Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tóm tắt tác phẩm Trăng sáng trên đầm sen
Tóm tắt Giang (Bảo Ninh) ngắn gọn, đầy đủ
Tóm tắt Minh sư
Soạn bài Tóm tắt văn bản thông tin ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Tóm tắt văn bản Lũ lụt là gì?
Từ khoá liên quan:

soan bai tom tat van ban tu su

, huong dan soan bai tom tat van ban tu su, soan bai tom tat van ban tu su lop 8,
SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt bài Vượt Thác

    Hướng dẫn soạn văn lớp 6

    Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc tóm tắt bài vượt thác của nhà văn Võ Quảng, phục vụ cho việc tìm hiểu khái quát nội dung tư tưởng tác phẩm, chúng tôi giới thiệu đến các em cách tóm tắt khá ngắn gọn, dễ hiểu để các em tham khảo.

Tin Mới