Tiểu thuyết Minh sư đã tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở phần cuối của cuốn sách này. Em hãy theo dõi bài Tóm tắt Minh sư do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để hiểu hơn về nội dung của văn bản nhé.
Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng là tổng trấn Quảng Nam nhưng đến khi gần tám mươi, ông mới quyết định sang bên kia con đèo Hải Vân. Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn còn dẻo sức lắm, suốt quãng đường núi chỉ phải nằm cáng hai lần, còn lại vẫn ngồi ngựa như thường, thậm chí còn đi bộ cả một đoạn xa. Khi cả đoàn phải nghỉ lại ở đỉnh núi, ông không ngủ được, đi loanh quanh và nghe thấy hai người lính bàn luận về mình. Họ rất sợ ông trách tội. Thế nhưng Đoan Quốc công chỉ hồn hậu, nhẹ nhàng yêu cầu họ nói chuyện với mình chờ tới sáng.
2. Tóm tắt Minh sư - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - mẫu số 2:
Khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tám mươi, ông có chuyến đi vào vùng Quảng Nam. Đi qua đèo Hải Vân, ông vẫn ngồi trên lưng ngựa suốt dọc đường, chỉ có hai lần phải nằm cáng. Đến đêm, cả đoàn phải nghỉ lại ở đỉnh núi, ông gọi mọi người đến và nhắc nhở về những điều cần lưu ý khi vào Nam. Trời đã khuya, mọi người đã ngủ hết, Đoan Quốc công đứng dậy đi dạo một vòng. Bỗng ông nghe thấy hai người lính đang bàn luận về mình. Ông định quay đi nhưng lại bị ngã ra khiến hai người lính phát hiện. Họ sợ hãi cầu xin tha thứ vì đã dám bàn luận sau lưng chủ nhân nhưng ông đưa họ đến bên đống lửa. Nguyễn Hoàng đính chính lại những điều họ vừa bàn luận và phạt họ phải thức uống trà nói chuyện cùng ông cho đến sáng.
3. Tóm tắt Minh sư - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - mẫu số 3:
Câu chuyện kể về chuyến đi thăm trấn Quảng Nam của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi đã gần tám mươi, ông vẫn dẻo dai, khỏe mạnh, có thể ngồi ngựa suốt dọc đường. Đến tối, Nguyễn Hoàng không ngủ được bèn đi dạo loanh quanh. Ông nghe được hai người lính bàn luận về mình. Người lính nọ khen ông là bậc kiệt hiệt, mỗi bước đi đều có sự tính toán như thần. Người còn lại nói ông chỉ là kẻ sợ chết, chạy trốn vào đây rồi gặp thời. Tất cả đều được Nguyễn Hoàng nghe được nhưng ông không trách phạt họ. Ông đưa họ đến bên đống lửa và mở lời đính chính rằng: Đúng là ông sợ chết mà chạy thoát thân vào đây. Nhưng ông gặp vận mà không làm là có tội, vậy nên ông mới khai khẩn, phát triển trấn Thuận Hóa. Cuối cùng, Nguyễn Hoàng yêu cầu họ ngồi uống trà với ông chờ tới sáng.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong lời đính chính của mình, Nguyễn Hoàng có nói ông phải cảm ơn những người “nói điều hợp lòng ta” và cả “những người nói điều trái ý ta” vì đối với ông đó đều là minh sư. Trên Taimienphi.vn vẫn còn vô vàn mẫu khác mời em khám phá, em có thể xem thêm như: Soạn bài Minh sư; Tóm tắt Ca Huế trên sông Hương; Soạn bài Thu điếu.