Soạn bài Thu điếu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Nguyễn Khuyến là một nhà nho tài giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình. Em hãy tìm hiểu Soạn bài Thu điếu, Ngữ văn 8 KNTT do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để hiểu hơn về tài năng và tấm lòng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến nhé!

Soạn bài Thu điếu


soan bai thu dieu ngu van 8 ket noi tri thuc


I. Soạn bài Thu điếu - Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước khi đọc:

Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

- Mùa em thích nhất là mùa thu. Những từ ngữ để miêu tả mùa thu: nắng nhẹ, se lạnh, lá vàng rơi, hoa cúc nở rộ,...

- Mùa em thích nhất là mùa xuân: Mưa phùn, cây lá đâm chồi nảy lộc, vạn vật tươi sáng,...


II. Soạn bài Thu điếu - Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:


1. Hình dung: Hình dáng, màu sắc, âm thanh chuyển động của sự vật.

- Hình dáng: con thuyền nhỏ, mây lơ lửng.

- Màu sắc: "lá vàng", "trời xanh" ao nước trong veo.

- m thanh: tiếng cá "đớp động dưới chân bèo.

- Chuyển động của sự vật: "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí", "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", "Tầng mây lơ lửng", "Cá đâu đớp động".


2. Theo dõi: Những hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ: "Tựa gối buông cần lâu chẳng được"

- Thật ra ông không để tâm đến chuyện câu cá mà đang suy tư vì một nỗi niềm khác.

soan bai thu dieu ngu van 8 ket noi tri thuc 2


III. Soạn bài Thu điếu - Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu hỏi 1 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Bố cục: Có thể chia theo hai cách:

+ Cách 1: Chia bài thơ thành bốn phần theo mô hình đề - thực - luận - kết.

+ Cách 2: Chia bài thơ làm hai phần. Sáu câu đầu miêu tả thiên nhiên mùa thu, hai câu cuối diễn tả hình tượng của con người.

- Luật bằng trắc: chữ thứ hai của câu thứ nhất là thừ "thu" thuộc thanh bằng - bài thơ theo luật bằng.

soan bai thu dieu ngu van 8 ket noi tri thuc 3

Bài thơ viết đúng niêm và luật.

- Vần: gieo vần "eo" ở các từ cuối câu: veo, teo, vèo, teo, bèo.

- Nhịp: 4/3 nhịp nhàng, chậm rãi gợi không khí êm đềm, nhẹ nhàng, yên ả.

- Đối: "sóng biếc" - "lá vàng", "theo làn" - "trước gió", "hơi gợn tí" - "khẽ đưa vèo".


Câu hỏi 2 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Nhan đề "Thu điếu"

+ "Thu" nghĩa là mùa thu.

+ "Điếu" vừa chỉ hành động câu cá, cũng có thể là sự xót thương.

- Nhan đề "Mùa thu câu cá" có mối quan hệ trực tiếp với nội dung hai câu đề: không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

- Nhan đề "Mùa thu xót thương" lại gợi liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hoàn cảnh đất nước.


Câu hỏi 3 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả ở những khoảng không gian:

+ Mặt ao: nước, thuyền, câu, sóng.

+ Bầu trời: tầng mây, trời.

+ Mặt đất: ngõ trúc.

- Trình tự miêu tả: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

- Cách miêu tả đã bao quát được toàn bộ không gian làng quê Bắc Bộ.


Câu hỏi 4 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Ao thu:

+ "lạnh lẽo", "trong veo": gợi thời tiết se lạnh, mặt nước phẳng lặng, trong suốt như nhìn thấy được cả đáy.

+ "thuyền câu" - "bé tẻo teo": từ láy tượng hình nhấn mạnh sự nhỏ bé của con thuyền so với mặt ao.

- Không gian ao thu và hình dáng con thuyền nhỏ bé tạo nên vẻ hài hòa cho cảnh vật.

- Bầu trời:

+ "xanh ngắt": màu sắc trong trẻo, gợi thời tiết nắng đẹp.

+ " tầng mây lơ lửng": vẻ đẹp yên bình, thanh tĩnh.

- "Ngõ trúc": ngõ nhỏ, "quanh co" chính là không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, gợi vẻ yên ắng, tĩnh lặng.

- Chuyển động của sự vật đều nhẹ nhàng:

+ Sóng lăn tăn "hơi gợn tí".

+ Lá đưa "vèo" sẽ sàng, nhanh và nhẹ.

+ Mây lơ lửng như không trôi đi.

- Màu sắc:

+ "xanh ngắt" của bầu trời.

+ Mặt nước trong veo.

+ "lá vàng".

- Bức tranh thu tươi sáng, sống động.

- Âm thanh: tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" rất nhỏ, càng khắc sâu vẻ yên tĩnh của không gian.

Bài thơ đã miêu tả những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ như: không khí mát lạnh, trời thu trong xanh, cao và rộng, không gian êm đềm, thanh tĩnh, cảnh sắc hài hòa, giàu chất thơ.


Câu hỏi 5 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Tư thế của con người: ngồi câu cá "tựa gối, buông cần".

- Trạng thái của con người: trầm lắng, suy tư. Con người không hề phát ra âm thanh mà đang trầm tư trong thế giới riêng của mình. Vậy nên cả không gian rộng lớn chỉ nghe thấy tiếng cá "đớp động dưới chân bèo".

- Nỗi niềm tâm sự của tác giả: buồn thương trước cảnh suy vi của đất nước.


Câu hỏi 6 trang 41 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Chủ đề của bài thơ: Cảm nhận tinh tế của tác giả về mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó, yêu quê hương thiết tha. Qua đó, ông bày tỏ nỗi niềm ưu tư về thời cuộc.

- Tâm hồn tác giả: nhạy cảm, tinh tế, yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống bình yêu nơi làng quê.


* Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ "Thu điếu".

Trong "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, em thích nhất là hai câu đề: "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Tác giả đã bắt đầu bài thơ với sự vật ở điểm nhìn rất gần, chính là cái ao và con thuyền. Ao nước mùa thu bị ảnh hưởng bởi tiết trời se lạnh nên cũng "lạnh lẽo" và "trong veo". Hai từ "trong veo" không chỉ miêu tả làn nước trong xanh mà còn như đang gợi cái không khí mùa thu nhẹ nhàng, êm ả. Giữa khung cảnh đó, chiếc thuyền xuất hiện. Thuyền và ao tạo nên sự cân bằng hài hòa, xinh xắn cho cảnh vật. Ngoài nội dung miêu tả không gian làng quê Bắc Bộ vào thu, nghệ thuật của hai câu thơ đầu cũng rất đáng nhắc đến. Hiệp vần "eo" giữa hai từ "veo" - "teo" tạo nên sự liên kết giữa hai câu văn. Từ láy "lạnh lẽo", "tẻo teo" làm tăng sức gợi hình cho câu thơ. Tất cả những điều trên đã giúp cho hai câu mở đầu thêm phần nên thơ, sống động.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thu-dieu-ngu-van-8-kntt-76822n.aspx
Cùng với "Thu vịnh" và "Thu ẩm", "Thu điếu" đã tạo nên chùm thơ thu ba bài cực kì nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Taimienphi.vn còn có rất nhiều các bài mẫu khác mời em tham khảo như: Soạn bài Minh sư.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Chiếu dời đô, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Trưởng giả học làm sang, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Lai Tân, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai thu dieu

, Soan bai thu dieu ngu van 8 ket noi tri thuc, Soan bai thu dieu ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới