Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Bằng cách tổ chức và triển khai ý tưởng vô cùng chặt chẽ, nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn đã đem đến bài phân tích giàu sức thuyết phục. Mời các em đón đọc bài soạn mẫu Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn), Ngữ văn 10, Kết nối tri thức!

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn), Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai ban hoa am ngon tu trong tieng thu cua luu trong lu chu van son ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn văn 10 trang 53 Kết nối tri thức với cuộc sống


I. Trước văn bản đọc

1. Qua những bài đã học về thơ, hãy chia sẻ những điều bạn thấy thú vị và khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình.
HS trả lời theo cảm nhận của bản thân.
* Gợi ý:
- Những điều cảm thấy thú vị khi tiếp cận một bài thơ trữ tình:
+ Có tiết tấu, nhịp điệu giàu tính nhạc.
+ Hình ảnh thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
+ Cảm xúc thăng hoa, dồi dào.
- Những khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình:
+ Khó cắt nghĩa và giải thích đầy đủ một số hình ảnh biểu tượng.
+ Khó tìm ra được mối liên hệ giữa nội dung và cảm xúc của nhân vật trữ tình.


II. Trong văn bản đọc

1. Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lư và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.
* Trả ời:
- Những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc:
+ Trong khổ chỉ có một số câu được viết hoa chữ cái đầu, còn lại các câu thơ khác trong khổ được viết thường.
+ Bài thơ được chia ra làm hai khổ nhưng số lượng câu thơ ở mỗi khổ không đồng đều nhau.
+ Được triển khai dưới hình thức những câu nghi vấn.
2. Trong đoạn 2 và 3, thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?
* Trả lời:
Trong đoạn 2 và 3, thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là thao tác lập luận so sánh.
3. Xác định câu chủ đề của đoạn 4.
* Trả lời:
Câu chủ đề của đoạn 4 là: "Tiếng thu" là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của thi nhân."
4. Từ đoạn 5 đến đoạn 7, tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?
* Trả lời:
- Từ đoạn 5 đến đoạn 7, tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức:
+ Âm điệu.
+ Bố cục bài thơ
+ Cách gieo vần và nhịp điệu.
5. Từ đoạn 8 đến đoạn 12, tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?
* Trả lời:
- Từ đoạn 8 đến 12, tác giả tập trung phân tích một số khía cạnh của bài thơ:
+ Hình tượng thơ: "tiếng thu".
+ Ngôn ngữ bài thơ: ý nghĩa gợi tả của ngôn ngữ, cấu trúc lời thơ, thanh điệu, âm hưởng thơ.
6. Xác định câu chủ đề của đoạn 13.
* Trả lời:
Câu chủ đề của đoạn 13 là: "Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó".

soan bai ban hoa am ngon tu trong tieng thu cua luu trong lu chu van son ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song 2

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống


III. Trả lời câu hỏi

1. Theo phân tích của tác giả, "tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?
* Trả lời:
Theo phân tích của tác giả, "tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng những bình diện trong bài thơ:
- "tiếng thu": những âm thanh mơ hồ, tinh tế của đất trời và của tâm hồn con người.
- "tiếng thơ": hình thức của bài thơ, là cách tổ chức ngôn từ để làm sống dậy "tiếng thu", gây ấn tượng cho người đọc.
2. Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thu" hay "tiếng thơ"? Theo tác giả, "tiếng thu" trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?
* Trả lời:
- Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thơ" trước rồi mới đến "tiếng thu" sau.
- Theo tác giả, "tiếng thu" trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:
+ ""Tiếng thu" không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp đơn giản nôm na của nỗi thổn thức trong trời đất, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền."
+ ""Tiếng thu" là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân".
3. Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.
* Trả lời:
Bài viết được tổ chức và triển khai ý tưởng một cách chặt chẽ và có lập luận rõ ràng, mạch lạc. Mỗi đoạn đều có câu chủ đề riêng và tác giả tập trung vào phân tích cũng như làm rõ câu chủ đề trong mỗi đoạn. Điều này tạo nên tính logic, cuốn hút cho văn bản.
4. Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?
* Trả lời:
- Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là: "thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng miên viễn. Yên bình thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển" còn "âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng XÔN XAO".
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt ấy là do:
+ "Con người cổ điển vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Cho nên người ta đã có cả một quan niệm triết học và mĩ học về cái tĩnh. Tĩnh được xem là trạng thái vĩnh viễn, là nét đẹp vĩnh hằng của tạo vật thiên nhiên trường cửu không di dịch này".
+ "Các thi sĩ Thơ mới ít nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn chiêm nghiệm. Họ muốn dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật", "khám phá ra sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên".
5. Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ "Tiếng thu", những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?
* Trả lời:
- Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ "Tiếng thu", những thao tác được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng là: thao tác lập luận so sánh, phân tích, chứng minh và bình luận.
- Theo em, những thao tác ấy rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ vì:
+ Thao tác lập luận so sánh giúp người viết có thể thấy được sự khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng để thấy được sự độc đáo trong ngôn ngữ thơ.
+ Thao tác lập luận phân tích giúp người viết có thể chỉ ra được đặc điểm của ngôn ngữ thơ và ý nghĩa biểu đạt.
+ Thao tác lập luận chứng minh giúp người viết soi chiếu ngôn ngữ bài thơ với những khía cạnh, phương diện tìm hiểu từ đó cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ.
+ Thao tác bình luận giúp người viết có thể đưa ra quan điểm, đánh giá của bản thân đối với ngôn ngữ thơ.
6. Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?
* Trả lời:
- Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo em, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố: âm điệu của thơ, bố cục, cách gieo vần, nhịp điệu và chủ đề tư tưởng của bài thơ và cảm nhận tinh tế của tác giả ("điệu hồn của thi sĩ và của thời đại cộng hưởng trong một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ").


IV. Kết nối đọc - viết

Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", điều làm em thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ là nhạc điệu của thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhạc điệu, nó không chỉ là sự hòa thanh về mặt kí hiệu của ngôn từ mà hơn hết nhịp điệu thơ đến từ cảm xúc, nỗi lòng của thi nhân trước hiện thực của cuộc sống. Nhạc điệu của thơ được tạo nên bởi cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng dấu câu, sự phối thanh bằng trắc, từ tượng thanh,... Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ rất giàu tính nhạc. Nhạc điệu thơ giúp người đọc có thể khám phá ra mạch cảm xúc của bài thơ, từ đó hiểu thêm về chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà thi nhân đề cập đến trong văn bản thơ.
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn) không chỉ đem đến cho chúng ta những cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng thu mà còn cung cấp những kĩ năng cần thiết trong việc cảm thụ tác phẩm trữ tình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-ban-hoa-am-ngon-tu-trong-tieng-thu-cua-luu-trong-lu-chu-van-son-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71029n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Ban hoa am ngon tu trong Tieng thu cua Luu Trong Lu Chu Van Son Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Thong diep cua bai tho Tieng thu, Ke ten nhung su vat duoc nhac den trong bai Tieng thu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới