Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có tầm ảnh hưởng đối với nền văn học nước ta. Ông thường khai thác đề tài lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật. Hãy cùng tìm hiểu thêm về phong cách độc đáo của ông qua phần Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức trên Taimienphi.vn nhé!

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng


soan bai la co theu sau chu vang ngu van 8 ket noi tri thuc


I. Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước khi đọc:


Câu 1 trang 10 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,..., em biết đến người anh hùng Trần Quốc Toản và vô cùng khâm phục ông. Tuy đến nay, lai lịch, xuất thân của ông vẫn còn chưa quá rõ ràng nhưng mọi người đều nhìn nhận Trần Quốc Toản là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước đáng trân trọng.

Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết một vài nhân vật thiếu nhi lỗi lạc trong lịch sử như Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Kim Đồng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám,...


II. Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:


1. Theo dõi: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Thanh - nơi diễn ra một hội nghị quan trọng.

- "Hai cây đa cổ thụ bóng râm mát che kín cả một khúc sông".

- "... thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. [...] Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt".

- "... những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa".

- Không khí nhộn nhịp, tưng bừng, đầy khí thế.


2. Theo dõi: Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.

- "Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi!".

- "Cha ta mất sớn, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!".


3. Theo dõi: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

- "... dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lơn là lo cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi".

- "Dã tâm của quân giặc hai năm rõ mười rồi... Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại?".

- "Chao ôi! Lúc này mà Hoài văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!".

- Suy nghĩ thể hiện sự quyết tâm, mong muốn được dẹp giặc.


4. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

- Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép, rất có thể chàng sẽ bị binh lính cản lại, đuổi ra ngoài và bị trách phạt.


5. Theo dõi: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

- Nhận lỗi của bản thân: "Cháu biết là mang tội lớn".

- Giải thích:

+ "... khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn".

+ "... cháu có phải giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được?".

+ "Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa... Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời".


6. Theo dõi: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

- Cách xử trí của nhà vua:

+ Tha tội cho Hoài Văn.

+ Ôn tồn khuyên răn.

+ Ban cho Hoài Văn một quả cam sành chín.

- Cách nhà vua xử lí hành động của Trần Quốc Toản không đúng như dự đoán của em.


7. Theo dõi: Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị.

- Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị: "... sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước...".


8. Theo dõi: Tâm trạng của Hoài Văn.

- "Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ" -> Buồn bã, thất vọng.

- "Đằng sau có tiếng cười... Nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi... Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo" -> Uất ức, hờn tủi.

- "Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại... Hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt. Hai bàn tay càng nắm chặt lại..., tung lên vì giận giữ" -> Tức giận, quyết tâm tự mình chiêu binh, cầm quân đánh giặc.

soan bai la co theu sau chu vang ngu van 8 ket noi tri thuc 2


III. Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Tóm tắt: Giặc Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt. Vua Thiệu Bảo và các quân thần phải suy xét xem nên cho chúng "mượn đường" vào đánh Chiêm Thành hay nhất quyết chống cự, đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi. Vì tuổi còn nhỏ, Hoài Văn Hầu không được tham gia cuộc họp bàn trên thuyền rồng. Điều này khiến anh vô cùng ấm ức, quyết tâm muốn liều chết xông xuống tâu với vua xin đánh. Trần Quốc Toản chống lại quân Thánh Dực, làm kinh động đến nhà vua và các quần thần trên thuyền. Khi được Chiều Thành Vương hỏi, Hoài Văn bày tỏ nỗi lòng, mong ước và ý chí của mình. Nghe đến đoạn có người chủ hòa, anh tức giận, lớn tiếng tâu vua: "Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước". Vua Thiệu Bảo nghe vậy không những không trách phạt mà còn khen ngợi lòng dũng cảm cùng ý chí của Hoài Văn, ban thưởng một quả cam sành chín rồi khuyên bảo Hoài Văn về quê phụng dưỡng mẹ. Thấy ý kiến của bản thân không được đề cao, Trần Quốc Toản tức giận, uất ức muốn tự mình tuyển binh, cầm quân ra trận. Tay anh nắm chặt đến mức quả cam nát bét.

- Câu chuyện đã dựa trên bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần. Khi này, quân địch huy động lực lượng vô cùng đông đảo, gấp cả chục lần so với lần trước.


Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

Khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh của một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã mang tâm trạng:

+ Nôn nóng, uất ức khi thấy "những người em họ" chỉ hơn mình chút tuổi mà được tham dự họp bàn việc nước.

+ Buồn tủi khi nghĩ về bản thân chỉ vì cha mất sớm nên mới phải chịu cảnh đứng rìa như bây giờ.


Câu 3 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản đã có những hành động như:

+ "... tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại".

+ "... mặt đỏ bừng bừng, quát lớn: Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này"".

+ Khi bị quân sĩ vây kín, Hoài Văn "vung gươm múa tít".

- Lí do cho những hành động đó: Trần Quốc Toản nôn nóng muốn tâu trình với bề trên, xin đánh chứ quyết không cầu hòa. Điều đó đã thể hiện lòng yêu nước, sự dũng cảm, dám nghĩ dám làm của một con người trẻ tuổi.


Câu 4 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Thái độ, cách xử lí của vua Thiệu Bảo trước hành động và lời tâu bày của Trần Quốc Toản:

+ "Gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương".

+ Thấu hiểu với sự lo lắng cho vua, cho nước của Trần Quốc Toản.

+ Tha lỗi và ôn tồn khuyên Trần Quốc Toản về quê phụ dưỡng mẹ.

+ Ban cho Trần Quốc Toản một quả cam sành chín mọng.

- Qua đó, có thể thấy ông là một vị vua anh minh, nhân hậu và sáng suốt, biết trân trọng những tấm lòng trung với nước.


Câu 5 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Một số trường hợp xen kẽ giữa lời người kể chuyện và ý nghĩ thầm kín của nhân vật:

+ "Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!".

+ "Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại?".

+ "Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ sao?".

+ "Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy, Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội".

+ "Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng phải đứng rìa này có phải là một kẻ toi cơm không".

- Tác dụng:

+ Giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn.

+ Diễn tả rõ hơn suy nghĩ, diễn biến nội tâm của nhân vật.

+ Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của người kể chuyện với nguyện vọng, tâm tư nhân vật.


Câu 6 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

Qua lời đối thoại của Trần Quốc Toản với các nhân vật khác, có thể thấy được Hoài Văn Hầu là người:

- Quả cảm, khảng khái, không ngại đứng lên phản kháng (khi đối thoại với đám quân Thánh Dực).

- Lễ phép, biết lí lẽ, hiểu chuyện, một lòng hướng đến việc đánh đuổi quân thù, bảo vệ chủ quyền dân tộc (khi đối thoại với Chiêu Thành Vương).

- Nhiệt tình, dám làm dám chịu, hết lòng vì vua vì nước, giàu ý chí chiến đấu (khi đối thoại với vua Thiệu Bảo).


Câu 7 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Một số ví dụ về ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật mang đậm màu sắc lịch sử:

+ Ngôn ngữ người kể chuyện: "Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạn thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tàn tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử"; "Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa...";...

+ Ngôn ngữ nhân vật: "Quân pháp vô thân..."; "Ta xuống xin bệ kiến quan gia... Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này"; "Muốn trị nước phải trị người thân trước đã. Cúi xin quan gia cho xém đầu để nghiêm quân lệnh";...

- Tác dụng:

+ Tạo không khí trang nghiêm, mang đậm tính lịch sử cho câu chuyện.

+ Khắc họa rõ nét hơn tính cách, phẩm chất của các nhân vật.


Câu 8 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - tập 1:

- Chủ đề của văn bản: Tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

- Em khái quát được chủ đề đó dựa vào nội dung mà văn bản thể hiện. Đó là câu chuyện về thái độ, suy nghĩ, hành động của nhân vật trong bối cảnh đất nước phải lựa chọn chấp nhận hòa hoãn với quân địch hoặc đứng lên đánh đuổi chúng khỏi bờ cõi Đại Việt.


IV. Viết kết nối với đọc

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

"Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đặc biệt, em rất ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Đó là một quả cam sành chín mọng mà vua Thiệu Bảo ban tặng. Với đặc ân như vậy, đáng nhẽ Trần Quốc Toản phải nâng niu, trân trọng món quà kia. Thế nhưng, ông lại bóp nó đến mức "nát bét, chỉ còn trơ bã". Lí do dẫn đến việc này chính là bởi lòng căm thù quân giặc cùng sự bất bình, uất ức của nhân vật. Chỉ vì tuổi nhỏ, cha mất sớm mà Trần Quốc Toản không được tham dự buổi họp bàn. Đến khi tâu được với vua, bày tỏ nỗi lòng cùng ý chí dẹp giặc thì nhà vua cũng chỉ ôn tồn khuyên bảo ông về quê phụ dưỡng mẹ. Nỗi niềm ấm ức cùng sự lo lắng dành cho đất nước đã khiến Trần Quốc Toản bóp nát quả cam lúc nào không hay. Qua đó, ta càng thấy rõ hơn sự gan dạ, quả cảm đáng ngưỡng mộ của người anh hùng nhỏ tuổi.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-la-co-theu-sau-chu-vang-ngu-van-8-kntt-76818n.aspx
Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước đáng quý của người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Đồng thời, thấy rõ hơn tài năng kể chuyện của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Để luyện tập thêm cách khai thác các văn bản truyện lịch sử, mời em tham khảo các mẫu khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh; Soạn bài Minh sư.

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Minh sư, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất (Trích, Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Thu điếu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai la co theu sau chu vang

, Soan bai la co theu sau chu vang ngu van 8 ket noi tri thuc, Soan bai la co theu sau chu vang ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Vội vàng

    Bài giảng tham khảo ngữ văn 11 cho giáo viên

    Với cách trình bày rõ ràng, khoa học, nội dung kiến thức đầy đủ, bám sát nội dung sách giáo khoa và những kiến thức mở rộng, các thầy cô giáo có thể sử dụng Giáo án Vội vàng làm tài liệu tham khảo giúp hoàn chỉnh phần soạn giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một bài thơ xuất sắc viết về tình yêu cuộc sống mãnh liệt, những chiêm nghiệm về tình yêu và sự chảy trôi của thời gian.

Tin Mới