Những thể loại văn học thời trung đại như chiếu, biểu, hịch, cáo,... luôn mang sức hấp dẫn riêng. Từ đó, truyền tải thái độ, tư tưởng cùng tầm nhìn mang tính vĩ mô của người viết. Để hiểu hơn về các loại văn bản này, mời em tham khảo phần Soạn bài Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Soạn bài Chiếu dời đô
* Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Tập 1 - Gợi ý trả lời câu hỏi:
1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai.
- "Chiếu dời đô", hay "Thiên đô chiếu" thuộc thể loại chiếu - một thể văn thư mà nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh đến quan quân, thần dân -> Đây là một văn bản hành chính.
- Văn bản "Chiếu dời đô" mang đậm chất văn chương:
+ Sử dụng lối văn biền ngẫu với các vế, các câu cân xứng nhau.
+ Có hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục.
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố "tình" và "lí".
- Văn bản "Chiếu dời đô" thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai:
+ Chỉ ra cái sai của nhà Đinh, nhà Lê khi không dời đô, khiến triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn.
+ Đề cao nhà Thương, nhà Chu hướng đến đóng đô nơi trung tâm, dám mưu toan nghiệp lớn, biết tính kế muôn đời cho con cháu.
+ Khẳng định thành Đại La là nơi phù hợp nhất để dân cư sinh sống, từ đó phát triển nước nhà.
2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc về việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chieu-doi-do-ngu-van-lop-8-kntt-76841n.aspx
Tinh thần vì nước, vì dân thể hiện qua văn bản "Chiếu dời đô" đã càng khẳng định hơn ý chí của vua Lý Công Uẩn trong việc xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc. Qua đó, thể hiện cái tài và cái đức của một vị minh quân. Mời các em tham khảo thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu; Soạn bài Lai Tân