Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn, Ngữ văn 8 Cánh diều

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn là một đề trong phần đọc hiểu văn bản Chiếu dời đô thuộc chương trình Ngữ văn 8, Cánh Diều, học kì I. Mời em tham khảo một vài mẫu sau do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để hiểu hơn về cách làm bài nhé.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn.

hay viet mot doan van khoang 8 10 dong neu len y nghia tac dung cua viec doi do cua ly cong uan ngu van 8 canh dieu

I. Dàn ý viết đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn.

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

2. Thân đoạn:

* Ý nghĩa của việc dời đô:

- Đánh dấu sự trưởng thành, một bước tiến mới của nước Đại Việt.

- Là một quyết định sáng suốt, đúng đắn của Lý Công Uẩn, cho thấy tầm nhìn chiến lược và tài năng của vị vua này.

* Tác dụng của việc dời đô:

- Về phong thủy: đây là nơi có địa thế đẹp, là vị trí đắc địa trăm nơi mới có một -> Là sự lựa chọn chính xác nhất để làm kinh đô cho bậc đế vương muôn đời.

- Lợi ích:

+ Đối với nhân dân: Không phải lo cảnh ngập lụt, canh nông thuận lợi, cây cối tươi tối -> Phát triển kinh tế nông nghiệp.

+ Đối với việc giao thương: giao thông thuận lợi, việc quản lí đất nước và ngoại giao, buôn bán chắc chắn được tiện lợi hơn.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định tài năng, tầm nhìn của Lý Công Uẩn.

II. Đoạn văn tham khảo nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn.

* Gợi ý đoạn văn mẫu Ngữ văn 8 Cánh diều

1. Đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn - mẫu số 1:

Việc đầu tiên mà Lý Công Uẩn làm sau khi lên ngôi đó là dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Hành động này mang ý nghĩa to lớn, là bước tiến mới trong việc phát triển đất nước. Thành cũ Hoa Lư tuy là thủ phủ của hai đời vua Đinh và Tiền Lê nhưng lại là nơi "thành hẹp, đất thấp". Xét thấy Đại La có thế "rồng cuộn, hổ ngồi", "đúng ngôi nam bắc đông tây", "tiện hướng nhìn sông dựa núi", ông quyết định chọn đây làm kinh đô mới của bậc đế vương. Quả đúng như vậy, đất ở đây có vị thế đắc địa, giao thông liền mạch, là đầu mối giao lưu giữa các địa phương. Nếu chuyển ra đây, kinh tế đất nước sẽ có thể phát triển nhanh chóng. Đây chính là lợi ích của việc dời đô. Từ đó, ta thấy Lý Công Uẩn xác thực một vị vua đầy tài năng và có tầm nhìn xa trông rộng.

2. Đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn - mẫu số 2:

Việc Lý Công Uẩn dời đô mang nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng. Từ đây, thành Đại La được đổi tên thành Thăng Long, trở thành kinh đô của các bậc đế vương nước Nam trong hàng chục thế kỉ sau đó. Sau khi dời đô, nhờ địa thế tốt, nhân dân được yên tâm trồng trọt, không phải lo cảnh ngập lụt. Cây cối xanh tươi, nông nghiệp cực kì phát triển. Giao thương buôn bán cũng trở nên thuận tiện hơn vì Thăng Long là nơi "hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước". Từ đây, Đại Việt đã dần thay da đổi thịt, bước vào thời kì hưng thịnh, không còn lo lắng việc chiến tranh liên miên. Việc dời đô đã đánh dấu một cột mốc mới, mở ra thời kì chói lọi vàng son trong lịch sử phát triển của nhà nước Đại Việt ta.

hay viet mot doan van khoang 8 10 dong neu len y nghia tac dung cua viec doi do cua ly cong uan ngu van 8 canh dieu 2

3. Đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn - mẫu số 3:

Thông qua "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã nêu lên ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô đối với đất nước và bách tính. Đầu tiên, vị vua này trích dẫn lịch sử Trung Quốc nhằm khẳng định việc dời đô là chuyện hợp tình, giúp cho vận nước đi lên. Chính vì vậy, khi nhận thấy thành Hoa Lư là khu vực đồi núi, là nơi dễ ẩn nấp khi chiến tranh xảy ra. Nay đời sống thái bình, Hoa Lư không còn là nơi thích hợp để làm kinh đô nữa, giao thông bất tiện, trăm họ hao tổn. Vậy nên, nhà vua quyết định dời đô về thành Đại La. Đây là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi để đất nước phát triển. Từ đó, Đại La được đổi tên thành Thăng Long. Việc này đã thể hiện ý chí, niềm tin về nền độc lập tự cường. Lý Công Uẩn quả thực là vị vua sáng suốt, anh mình, có tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

4. Đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn - mẫu số 4:

Năm 1010, ngay sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã viết "Thiên đô chiếu" để thông báo về việc sẽ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Có thể nhận thấy rằng, trong hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ, dời đô là việc làm hợp tình hợp lí. Đất nước đã sạch bóng quân thù, không còn chiến tranh liên miên, địa thế miền núi của Hoa Lư không còn tác dụng nữa. Muốn nhân dân có cuộc sống bình yên, phát triển, cần dời đô ra nơi đồng bằng, giao thông, giao thương đều thuận lợi. Và đó chính là thành Đại La - nơi có thế "rồng cuộn, hổ ngồi", "đúng ngôi nam bắc đông tây", "tiện hướng nhìn sông dựa núi". Từ những lợi ích đó, việc dời đô là điều tất yếu. Từ đây, muôn dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, ấm êm, hạnh phúc.

5. Đoạn văn nêu ý nghĩa, tác dụng của việc dời đô của Lý Công Uẩn - mẫu số 5:

Việc rời đô của Lý Thái Tổ chính là một hành động mang ý nghĩa quan trọng, có tác động tích cực tới vận mệnh đất nước. Trong bài chiếu, Lý Công Uẩn đã đưa ra một loạt những lý lẽ thấu tình đạt lí để thuyết phục triều đình và chiếu cáo cho nhân dân biết về việc rời đô đến Đại La. Nơi đây thiên thời địa lợi nhân hòa, đất bằng phẳng lại cao, muôn vật tươi tốt, nhân dân không phải chịu cảnh ngập lụt, có tiềm năng để phát triển đất nước. Quả đúng như lời Lý Công Uẩn, thành Đại La hay Hà Nội giờ đây xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế xã hội. Vậy nên có thể khẳng định việc dời đô có ý nghĩa vô cùng lớn tới vận mệnh đất nước ta.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, sáng suốt. Đến tận ngày nay, Thăng Long - Hà Nội vẫn là thủ đô phồn hoa của đất nước ta. Trên Taimienphi.vn còn có một số bài mẫu khác cùng chủ đề, em có thể tham khảo như: Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?"; Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề "Những sắc màu của tình yêu Tổ Quốc".

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-viet-mot-doan-van-khoang-8-10-dong-neu-len-y-nghia-tac-dung-cua-viec-doi-do-cua-ly-cong-uan-76954n.aspx
 

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài (khoảng 150 chữ)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt (khoảng 150 chữ)
Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nỗi niềm tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?", Ngữ văn 8 Cánh diều
Hãy tìm và nêu lên một số hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá mà em thích được nói đến trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa
Từ khoá liên quan:

Viet doan van neu y nghia tac dung cua viec doi do cua ly cong uan

, neu y nghia tac dung cua viec doi do cua ly cong uan ngu van 8 canh dieu, doan van neu y nghia tac dung cua viec doi do cua ly cong uan ngan gon hay nhat,

Tin Mới

  • Phân tích Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam

    Nhà văn Thạch Lam vốn nổi tiếng với những áng văn tinh tế, nhẹ nhàng nhưng mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. “Gió lạnh đầu mùa” là một truyện ngắn hay, mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của ông. Mời em tham khảo

  • Phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn

    Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn mang phong cách nhẹ nhàng, tinh tế đặc trưng của Thạch Lam. Cậu bé Sơn là nhân vật trung tâm của truyện mang tính cách hòa đồng, thân thiện, không kiêu ngạo và nhân hậu. Em hãy cùng

  • Tóm tắt văn bản Đổi tên cho xã

    Bệnh sĩ là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, đề cập đến những mặt trái nhức nhối mà xã hội còn tồn đọng. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nội dung tác phẩm qua phần Tóm tắt văn bản Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8, Cánh Diều, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.

  • Tả cảnh dòng sông Hồng

    Mỗi vùng đất lại gắn liền với một dòng sông, nếu ở Huế là sông Hương thơ mộng, Đà Nẵng là dòng sông Hàn mang vẻ đẹp hiện đại thì với mảnh đất thủ đô Hà Nội, đó là dòng sông Hồng với sắc nước hồng màu phù sa đầy đặc biệt. 3 bài văn Tả cảnh dòng sông Hồng sẽ cung cấp thêm cho các em những thông tin thú vị về dòng sông này.