Phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn

Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn mang phong cách nhẹ nhàng, tinh tế đặc trưng của Thạch Lam. Cậu bé Sơn là nhân vật trung tâm của truyện mang tính cách hòa đồng, thân thiện, không kiêu ngạo và nhân hậu. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa để thấy được những nét đặc biệt của cậu bé này nhé!

Đề bài: Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

Phan tich nhan vạt Son trong Gio lanh dau mua

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa chọn lọc

 

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện Gió lạnh đầu mùa.

- Giới thiệu nhân vật cậu bé Sơn.

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh của nhân vật Sơn: 

- Được sống trong gia đình sung túc, có điều kiện:

+ Nhà Sơn có vú già chăm sóc 

+ Trời rét, cậu được mặc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, trong khi những đứa trẻ khác không có áo mới, áo rét để mặc.

+ Mẹ Sơn cho bác Hiên mượn năm hào để may áo cho con.

- Được mọi người trong nhà yêu thương:

+ Sơn thức dậy, thấy lạnh bèn vơ chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi chị

+ Mẹ chọn rồi mặc cho Sơn chiếc áo ấm, vuốt các tà áo cho phẳng phiu

* Tính cách của nhân vật Sơn:

-  Sơn là cậu bé hòa đồng, thân thiện,

+ Sơn và chị thân mật chơi đùa, không kiêu kì khinh khỉnh như các em họ.

+ Thấy Hiên đứng néo một chỗ, Sơn gọi ra chơi cùng và hỏi han.

=> Chị em Sơn là những đứa trẻ nhân hậu, thương người, không phân biệt địa vị, giai cấp -> Tình cảm trong sáng của trẻ thơ. 

- Sơn là cậu bé lương thiện, biết quan tâm tới mọi người:

+ Khi nghe mẹ và vú già trò chuyện: Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá; Sơn thấy mẹ hơn rơm rớm nước mắt

+ Khi nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: Sơn thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.

+ Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy “ấm áp, vui vui” 

=> Sơn là cậu bé sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè. 

- Sơn là đứa trẻ trong sáng có còn phần non nớt, ngây thơ:

+ Cậu cảm nhận được sự biến đổi của thiên nhiên, cảnh vật khi bước vào đông.

+ Khi sợ mẹ trách phạt, Sơn và chị Lan cùng đi tìm Hiên để đòi áo nhưng khi không tìm thấy, hai chị em quay sang trách nhau -> Những đứa trẻ vẫn còn rất ngây ngô, sợ mẹ mắng. 

3. Kết bài:

- Nêu khái quát suy nghĩ của em về nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa. 

 

Phan tich nhan vạt Son trong Gio lanh dau mua

Văn mẫu Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-son-trong-truyen-gio-lanh-dau-mua-ngan-gon-77306n.aspx
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước cách mạng. Văn chương của ông không nhằm phê phán hiện thực mà dựa vào lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, đi sâu khai thác vào thế giới tâm hồn, tạo ra cho người đọc những rung cảm sâu sắc. “Gió lạnh đầu mùa” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng và đặc sắc của ông. Nhân vật trung tâm của câu chuyện này là Sơn - một cậu bé lương thiện, nhân hậu, giàu tình yêu thương con người. 

“Gió lạnh đầu mùa” là truyện ngắn lãng mạn khá xuất sắc. Với lối kể chuyện tự nhiên, tinh tế, gần gũi, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh hoạt của một gia đình vùng Đồng bằng Bắc Bộ khi cái rét mùa đông bất chợt ập đến. Tình yêu thương, đồng cảm, sự chia sẻ giúp đỡ giữa người với người cũng được nổi bật lên giữa cơn gió đông ấy. Nhân vật chính trong truyện là Sơn - cậu bé sống trong một gia đình khá giả và được mọi người yêu thương. Ngủ dậy, vẫn còn thấy lạnh, Sơn vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ vội bảo chị Lan lấy áo rét cho Sơn mặc. Mặc xong, mẹ còn “vuốt lại các tà áo cho phẳng phiu”. Mùa đông, Sơn mặc “áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài” trong khi những đứa trẻ khác ở phố chợ đều “ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ”. Từ đó, ta có thể thấy được gia đình Sơn khá sung túc. Từng hành động, cử chỉ mà mẹ và chị Lan dành cho cậu đều chất chứa đầy tình thương, nâng niu, chiều chuộng hết mực.

Khác với một vài người em họ thường giở thói “kiêu kì và khinh khỉnh Sơn và chị Lan lại rất hòa đồng, “thân mật chơi đùa” với lũ trẻ con ở xóm chợ. Chính vì thế, khi hai chị em đến, cả lũ đều “lộ vẻ vui mừng”, xúm xít vây quanh. Sự hòa đồng với những đứa trẻ khác biệt với mình cho thấy Sơn là cậu bé vô cùng thân thiện, đáng mến. Không những thế, ở Sơn còn ẩn chứa tình yêu thương con người vô cùng mãnh liệt. Điều này được thể hiện trước hết khi nhắc đến tình cảm của Sơn dành cho em Duyên - người em gái đã mất năm lên 4. Khi vú già với lấy cái áo bông cũ của em, “lật đi lật lại, tay mân mê đường chỉ”, cậu cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu cũng xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt” lúc nhắc về em. Khi thấy Hiên đứng yên một góc, co ro trong giá rét, Sơn đã gọi nó vào chơi cùng và hỏi han. Nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên, cậu bé thấy động lòng thương, một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí. Rồi, cậu đã cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên. Cảm xúc “ấm áp, vui vui” trong lòng cậu bé đã biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu, thiện lương và trong sáng, biết đồng cảm với nỗi bất hạnh của người khác. Sơn không chỉ dành nhiều tình cảm cho gia đình, người thân mà còn giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè. 

Thạch Lam đã xây dựng nhân vật Sơn thông qua những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và suy nghĩ. Từ đó, hình ảnh một cậu bé còn ngây thơ, non nớt nhưng giàu lòng trắc ẩn đã hiện lên thật sinh động gần gũi. Sơn là nhân vật trung tâm đã góp phần làm nổi bật lên chủ đề: tình yêu thương, chia sẻ của con người, đạo lí “thương người như thể thương thân”, đặc biệt là tình cảm vô tư, trong sáng của trẻ thơ. 

Đọc xong “Gió lạnh đầu mùa”, chắc hẳn trong sâu thẳm mỗi người chúng ta đều có sự rung động về bài học nhân sinh cao đẹp mà tác giả gửi gắm. Với cách xây dựng hình tượng nhân vật khá quen thuộc của tác giả, cậu bé Sơn thực sự là hiện thân của một thiên thần ngây thơ, trong sáng nhưng có tâm hồn chứa đựng đầy ắp sự tốt đẹp. 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Thông qua bài mẫu Phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa, hi vọng em đã hiểu hơn về nội dung và thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này. Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn về tác phẩm, em có thể xem thêm một vài bài khác trên Taimienphi.vn như: Gió lạnh đầu mùa: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật; Cảm nghĩ về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa; Suy nghĩ về lòng nhân ái sau khi đọc “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam; Viết một đoạn văn cảm nhận về văn bản Gió lạnh đầu mùa;...

 

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống Từ truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
Đoạn văn về chất thơ trong truyện Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam hay ngắn chọn lọc
STT mùa thu
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, KNTT
Tóm tắt truyện Người trong bao
Từ khoá liên quan:

phân tích nhân vật sơn trong gió lạnh đầu mùa

, nhận xét về nhân vật sơn trong gió lạnh đầu mùa, lập dàn ý về nhân vật sơn trong gió lạnh đầu mùa,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới