Soạn bài Thu hứng ngắn nhất (Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Để có thể hiểu rõ hơn hoàn cảnh và nỗi niềm tâm sự của nhà thơ Đỗ Phủ, mời các em cùng tham khảo bài soạn Thu hứng (Cảm xúc mùa thu), Ngữ văn 10, Kết nối tri thức mà Taimienphi.vn đã cung cấp trong bài viết dưới đây.

Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai thu hung cam xuc mua thu do phu ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng Đỗ Phủ) ngắn gọn


I. Trước văn bản đọc

1. Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.
- Đặc điểm hình thức của thơ Đường luật có kết cấu vô cùng chặt chẽ, được viết theo thể thơ Đường luật. Thơ Đường luật có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần, có bố cục rõ ràng.
- Đặc điểm nội dung của thơ Đường luật thường dùng để tả cảnh, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
2. Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ về trải nghiệm ấy của bạn.
Học sinh trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân.
* Gợi ý:
Em đã từng xa nhà trong khoảng thời gian ngắn tham gia trại hè dành cho lứa tuổi học sinh. Đây là chuyến đi bổ ích khiến em có những trải nghiệm và bài học đáng nhớ. Những ngày đầu, em cảm thấy rất háo hức với những hoạt động, tuy nhiên chỉ một vài ngày sau, em bắt đầu thấy nhớ nhà, nhớ gia đình. Kết thúc chuyến đi, em cảm thấy yêu và trân trọng gia đình của mình nhiều hơn.

 


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Thu Hứng
📝Phân tích Thu hứng - Ngữ Văn lớp 10
📝Phân tích đánh giá Thu hứng - Ngữ Văn lớp 10
📝Cảm nhận bài thơ Thu Hứng - Ngữ Văn lớp 10


II. Trong văn bản đọc

1. Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ:
- Màu sắc:
+ Màu trắng xóa của sương.
- Không khí: hiu hắt, tiêu điều, âm u.
- Trạng thái vận động của sự vật:
+ Sóng tung vọt trùm trời.
+ Gió mây sà xuống mặt đất.
+ Khóm cúc nở hoa
+ Con người rộn ràng dao thước may đo áo rét.
+ Tiếng chày nện vải dồn dập.
2. Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3 - 4 và 5 -6.
soan tac pham thu hung cam xuc mua thu
soan bai thu hung cam xuc mua thu do phu ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song 2

Soạn bài Thu hứng ngắn nhất (Cảm xúc mùa thu), Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí sinh hoạt của người dân đang vội vàng chuẩn bị may áo để chống chọi lại cái rét của mùa đông đang chuẩn bị đến gần. Âm thanh khơi gợi nỗi niềm mong nhớ, khát khao được quay trở về quê hương của tác giả.


III. Trả lời câu hỏi

1. Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng - trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ "Thu hứng".
* Bố cục:
- Đề (câu 1, 2): cảnh thu trên cao.
- Thực (câu 3, 4): cảnh thu ở dưới thấp.
- Luận (câu 5, 6): tâm trạng buồn tủi của con người trước cảnh vật.
- Kết (câu 7, 8): nỗi nhớ quê hương trước cảnh sinh hoạt của con người.
* Cách gieo vần:
- Gieo một vần là vần bằng ở các câu 1-2-4-6-8: lâm, sâm , âm, tâm, châm.
* Luật bằng trắc:
soan bai thu hung cam xuc mua thu do phu ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song 3
* Phép đối:
soan tac pham Thu hung

2. Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.
Những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn:
- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ:
+ Câu đầu tiên: trong bản dịch thơ, tác giả sử dụng tính từ "lác đác" nhưng chưa đủ để diễn tả được hết ý nghĩa của cụm động từ "làm tiêu điều" nhằm ám chỉ sự tàn phá của sương đối với rừng phong.
+ Câu thứ hai: không nhắc đến địa danh núi Vu, kẽm Vu. Địa danh này bị thay bằng cụm từ "ngàn non", không chỉ cụ thể địa danh nào.
+ Câu ba: bản dịch nghĩa không miêu tả độ sâu của lòng sông nhưng bản dịch thơ lại nhấn mạnh vào chiều sâu và từ "thẳm" làm mất đi sắc thái của câu văn, khiến câu văn bị kéo xuống. "Sóng rợn" không diễn tả được độ cao của con sóng và trạng thái như ôm trọn lấy bầu trời.
+ Câu thứ tư: không thấy được tác động của gió mây đối với mặt đất: khiến mặt đất âm u.
+ Câu năm: bản dịch thơ dịch không sát vì không thể hiện được số lần nở hoa của khóm cúc. "Khóm cúc nở hoa đã hai lần" tương ứng với hai năm xa nhà của tác giả, mỗi lần nhìn về khóm cúc lại làm nước mắt tuôn.
+ Câu sáu: bản dịch thơ làm mất từ "cô" nên không diễn tả được trạng thái lẻ loi của con thuyền từ đó cũng không diễn tả được tâm trạng cô đơn của thi nhân.
+ Câu bảy: không diễn tả được không khí rộn ràng dao thước để may áo rét khiến tác giả nhớ đến quê hương.
- Bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng:
+ Câu đầu tiên: bản dịch thơ diễn tả được vẻ tiêu điều xơ xác của rừng phong nhưng lại không mô tả được chủ thể khiến rừng phong tiêu điều.
+ Câu hai: từ "tiêu sâm" diễn tả sự tiêu điều trong khi bản dịch thơ dùng "khí thu dày" không diễn tả được ý của từ nguyên văn mà nhấn mạnh vào trạng thái tự nhiên nhiều hơn.
+ Câu bốn: bản dịch thơ diễn tả được trạng thái của mây nhưng lại không diễn tả được trạng thái của mặt đất bị mây bao phủ trở nên âm u như nguyên văn.
3. Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?
- Những hình ảnh, từ ngữ được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ:
+ Hình ảnh: sương, rừng phong, gió mây, mặt đất.
+ Từ ngữ: "trắng xóa", "tiêu điều", " hiu hắt", "âm u".
- Khung cảnh mùa thu này gợi cho em những ấn tượng về một không gian rộng lớn nơi có núi rừng giáp với sông. Sương gió dường như lấn át xuống mặt đất khiến không gian chìm trong mờ ảo, lạnh lẽo. Không gian tiêu điều, u ám, thể hiện nỗi cô đơn của nhà thơ nơi đất khách quê người.
4. Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 -6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?
- Qua các từ ngữ "tuôn rơi", "lẻ loi", "nhớ về" và hình ảnh "khóm cúc nở hai lần", "con thuyền", "vườn cũ" ở hai câu thơ 5 - 6, người đọc có thể nhận biết được tâm trạng đau buồn cũng như nỗi lòng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình.
5. Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
- Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. m thanh rộn ràng dao thước may áo rét và âm thanh dồn dập của tiếng chày nện vải không làm cho tâm trạng nhân vật trữ tình trở nên tốt hơn mà càng khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
6. "Thu hứng" được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?
"Thu hứng" được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ khi ông đang sống những ngày tháng phiêu bạt, ốm đau, khốn khó tại Quỳ Châu. Tác phẩm không chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ mà trong bối cảnh lịch sử đầy biến động như vậy thì nỗi niềm ấy cũng đại diện cho hàng nghìn, hàng vạn người cũng đang chung tình cảnh đó. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của những người tha hương, lưu lạc.
7. Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?
Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Bởi bốn câu thơ đầu tiên, đúng là tác giả thể hiện cảm xúc về mùa thu nhưng bốn câu tiếp theo, tác giả tập trung vào việc khắc họa lại cảnh sinh hoạt của người dân may áo để chuẩn bị cho mùa đông tới từ đó bày tỏ nỗi nhớ nhà luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ.


IV. Kết nối đọc - viết

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Thứ nhất, về dung lượng, cả hai thể loại đều bị giới hạn về số lượng từ. Chính vì vậy, từ ngữ được sử dụng phải cô đọng, hàm súc và có khả năng gợi ra hình ảnh đa nghĩa buộc người đọc phải liên tưởng, ngẫm nghĩ để khám phá tác phẩm. Thứ hai, cả hai thể loại đều được lấy cảm hứng sáng tác từ đề tài thiên nhiên, lấy thiên nhiên để thể hiện một triết lý, suy ngẫm hoặc tình cảm, cảm xúc nào đó.

Bài thơ Cảm xúc mùa thu chất chứa nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa xứ Đỗ Phủ. Trong hoàn cảnh ốm đau, khốn khó tại Quỳ Châu, ông đã làm nên bài thơ ghi lại tâm trạng trước bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thu-hung-cam-xuc-mua-thu-do-phu-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71027n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng
- Soạn bài Mùa xuân chín
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Thu hung Cam xuc mua thu Do Phu Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Soan bai Cam xuc mua thu Thu hung Do Phu, Soan bai Thu hung ngan nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới