Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu

"Thu điếu" là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Nguyễn Khuyến. Để có thêm những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất đối với em trong bài Thu điếu.

viet doan van phan tich hai cau tho gay an tuong nhat trong bai thu dieu

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu ngắn gọn

Nội dung bài viết:
I. Gợi ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Gợi ý phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu ngắn gọn:

- Hai câu thơ đề:
+ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo": Làn nước mùa thu trong veo.
+ "Chiếc thuyền câu bé tẻo teo": Hình ảnh chiếc thuyền rất nhỏ.
=> Sự nhỏ bé của vạn vật.
- Hai câu thực:
+ "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí": Chuyển động nhẹ nhàng của sóng.
+ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo": Chuyển động rất nhẹ và khẽ.
- Hai câu luận:
+ "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt": Tầng mây lơ lửng, mây xếp thành tầng ở độ cao lưng chừng với chuyển động rất nhẹ.
+ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo: Gợi sự thanh vắng, yên ả.
- Hai câu kết:
+ "Tựa gối, buông cần lâu chẳng được": Đó là sự thả lỏng, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt.
=> Người đi câu không phải để câu cá mà đang lo cho dân, cho nước.
 

II. Bài mẫu viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu hay nhất

 

1. Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu của học sinh giỏi - mẫu số 1:

"Thu điếu" là bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm được sáng tác khi ông lui về quê ở ẩn. Ở hai câu đầu, nhà thơ đã làm nổi bật bức tranh mùa thu quen thuộc ở miền quê. Tác giả miêu tả những hình ảnh mang nét đặc trưng của mùa thu ở làng quê Bắc Bộ. Đó là chiếc ao thu lạnh lẽo với làn nước trong veo, gợi lên cảm giác dịu nhẹ. Trên nền bức tranh đó xuất hiện hình ảnh "chiếc thuyền bé tẻo teo". Cách gieo vần "eo" thật giàu sức biểu cảm, hiến cho người đọc cảm nhận được sự bé nhỏ của vạn vật. Trong bức tranh thu của Nguyễn Khuyến không có những hình ảnh ước lệ, tượng trưng "hoa cúc", "rừng phong" mà chỉ là những hình ảnh hết sức quen thuộc. Vậy qua hai câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã mở ra được một không gian tĩnh lặng, nhỏ hẹp. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được sự bình dị và sự nhỏ bé của con người.

---------------------

Mời em xem thêm những bài văn mẫu lớp 8 khác trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng,, Trình bày suy nghĩ về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống, Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?, Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm của nhà thơ trong bài Quê người, Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật....

Phan tich bai tho Cau ca mua thu ngan gon

Phân tích Thu điếu ngắn gọn hay nhất

 

2. Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu siêu hay - mẫu số 2:

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Tiêu biểu trong cho phong cách sáng tác của ông phải kể đến tác phẩm "Thu điếu". Hai câu luận đã miêu tả rõ thêm bức tranh thiên nhiên mùa thu ở làng quê: "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Ở đây, điểm nhìn có sự di chuyển từ cao, xa xuống gần thấp. Tầng mây lơ lửng, mây xếp thành tầng ở độ cao lưng chừng với chuyển động rất nhẹ. Tác giả gợi lên màu "xanh ngắt", nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời. Bức tranh thu không chỉ có tầng mây mà còn có "ngõ trúc quanh co". Hai chữ "quanh co" gợi được dáng vẻ uốn lượn của con ngõ. Dường như lúc này cả không gian như được mở rộng ra. "Khách vắng teo" là chi tiết miêu tả sự vắng vẻ đến vô cùng, khắc sâu sự hiu quạnh của không gian nỗi buồn hiu hắt của cảnh vật. Qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến, bức tranh mùa thu đã hiện lên với những nét vẽ đơn sơ nhưng vô cùng tinh tế.

 

3. Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu hay ngắn - mẫu số 3:

Hai câu kết của bài "Thu điếu" đã để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc. Người đi câu cá với tư thế "tựa gối" dường như đang cố thu mình lại. Ông hiện lên trong dáng vẻ trầm ngâm, suy tư và hành động "buông cần". Đó là sự thả lỏng, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt. Thi sĩ chỉ là đang mượn việc câu cá để đắm chìm vào dòng suy tư của riêng mình. Đó là trăn trở, suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Ông đi câu nhưng lại hờ hững với tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Từ "đâu" đó là đại từ mang màu sắc phiếm chỉ. Tác giả sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh, có nhắc đến âm thanh nhưng mà không làm cho không gian vui hơn, tươi hơn mà nhấn mạnh sự tĩnh lặng, tâm trạng của con người. Vậy qua hai câu thơ kết, người đọc có thể thấy được nỗi lòng nhiều suy tư của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Mặc dù cáo quan về quê ở ẩn nhưng lòng người thi sĩ ấy vẫn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc.

 

4. Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu của hsg hay - mẫu số 4:

Trong hai câu thơ "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", Nguyễn Khuyến đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thu. Từ trên chiếc thuyền câu nhỏ bé tác giả nhìn ra xung quanh và bắt gặp hình ảnh của "sóng thu, lá thu". Hình ảnh "sóng" được miêu tả với sắc xanh. Đó không phải là những con sóng cuồn cuộn mà chỉ là những chuyển động rất nhẹ "theo làn hơi gợn tí". Bức tranh thu còn xuất hiện hình ảnh "lá vàng". Đây là sắc màu quen thuộc của mùa thu. Nhà thơ Lưu Trọng Lư cũng đã từng viết về mùa thu "Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng rơi". Vậy qua hai câu thực, Nguyễn Khuyến đã mở ra cho người đọc cảm nhận bức tranh mùa thu dân dã, bình dị với màu sắc hài hòa, âm thanh dịu nhẹ. Đó là mùa thu đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

 

5. Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ gây ấn tượng nhất trong bài Thu điếu hay nhất - mẫu số 5:

Hai câu thơ kết bài thơ "Thu điếu" đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế "tựa gối ôm cần" đầy suy tư, trầm ngâm. Dường như người đi câu không phải là để câu cá mà đang suy nghĩ về một chuyện khác. Chính vì thế mà dù chỉ là âm thanh nhẹ nhàng của "cá đâu đớp động" cũng khiến thi nhân giật mình. Nhà thơ thả hồn vào cảnh vật để nghĩ suy về những việc của dân, của nước. Mặc dù đã cáo quan về quê ở ẩn nhưng Nguyễn Khuyến vẫn không hề quên đi việc nước. Qua đây người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương đất nước thiết tha của thi nhân.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-phan-tich-hai-cau-tho-gay-an-tuong-nhat-trong-bai-thu-dieu-76269n.aspx
"Thu điếu" là bài thơ đặc sắc viết về cuộc sống của Nguyễn Khuyến khi cáo quan về quê ở ẩn.

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Viet doan van phan tich hai cau tho gay an tuong nhat trong bai Thu dieu

, Phan tich Thu dieu ngan gon hay nhat, Phan tich bai tho Cau ca mua thu ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới