Viết đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng

"Thiên trường vãn vọng" là bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Trần Nhân Tông. Để hiểu hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo bài Viết đoạn văn cảm nhận về nhan đề hoặc hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, Học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7- 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng.

viet doan van cam nhan ve nhan de hoac hinh anh dac sac trong thien truong van vong

Viết đoạn văn (khoảng 7 đến 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng hay

Nội dung bài viết:
I. Gợi ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Gợi ý viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng ngắn gọn

- Nhan đề: "Thiên trường vãn vọng"
+ "Thiên trường": Phủ Thiên Trường
+ "Vãn": buổi chiều
+ "Vọng": nhìn
=> Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
- Hình ảnh đặc sắc trong bài thơ:
+ Thời gian: lúc về chiều, sắp tới.
+ Không gian: xóm trước, thôn sau chìm dần vào trong sương khói.
+ Hình ảnh so sánh, gợi tả cảnh thôn xóm lúc chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo.
=> Vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh tạo cảm giác bấp bênh như chốn bồng lai tiên cảnh.
=> Cảnh chiều trong thôn xóm
+ Hình ảnh: mục đồng lùa trâu, cò trắng bay lượn.
+ Âm thanh: tiếng sáo vi vu.
=> Đặc trưng của miền quê vào buổi chiều.
 

II. Bài mẫu Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng

 

1. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng - mẫu số 1:

Nhan đề "Thiên trường vãn vọng" mang đến cho người đọc nhiều cảm nhận khác nhau. "Thiên trường" là phủ Thiên Trường. Từ "vãn" gợi thời gian buổi chiều. Đây là lúc mà con người có nhiều cảm xúc để nghĩ về những gì đã xảy ra. Còn "vọng" nghĩa là nhìn. Vậy nhan đề bài thơ có thể hiểu đơn giản là "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra". Nhan đề đã cho ta thấy được thời gian và vị trí để tác giả bộc lộ những xúc cảm của mình. Không chỉ vậy nó còn nhấn mạnh sự gắn bó, thân thuộc của tác giả dành cho quê hương. Qua đây, phần nào độc giả cũng hiểu được nội dung của bài thơ. Đó là những tình cảm dành cho vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà tác giả muốn bày tỏ. Hơn nữa đó còn là niềm vui sướng của Trần Nhân Tông khi ngắm nhìn sự thanh bình của đất nước.

Cam nhan ve nhan de hoac mot hinh anh dac sac trong Thien truong van vong hay nhat

Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng hay nhất

 

 

2. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng - mẫu số 2:

"Thiên trường vãn vọng" là bài thơ tiêu biểu của Trần Nhân Tông. Tác giả đã mở ra cho người đọc cảm nhận nhiều hình ảnh thơ đặc sắc về thiên nhiên và con người. Trong câu thơ đầu tiên, hình ảnh "khói lồng" gợi nhiều hình dung khác nhau. Đó có thể là sương khói của thời tiết. Nhưng có lẽ trong tác phẩm này khói là làn sương được tỏa ra từ những ngôi nhà trong xóm. Ánh lửa thân thương từ những gia đình nhỏ gợi cảm giác ấm cúng, thể hiện cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Sau một ngày lao động vất vả họ cùng trở về quây quần bên nhau. Qua đây, người đọc có thể thấy được tình yêu con người thiết tha của Trần Nhân Tông. Dường như với ông hạnh phúc là khi cảm nhận được hạnh phúc từ chính mọi người.

------------------

Mời các em tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 8 hữu ích khác trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn trình bày vai trò của máy vi tính đối với cuộc sống hiện nay; Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; Trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.

 

3. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng - mẫu số 3:

"Thiên trường vãn vọng" là bài ca về tình yêu quê hương của Trần Nhân Tông. Ở câu thơ thứ ba, tác giả đã gợi ra hình ảnh "Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết" thật ấn tượng. Nó cho người đọc hình dung cảnh những đàn trâu trở về cùng với những chú trẻ mục đồng. Cảnh tượng đó thật quen thuộc, gần gũi, thanh bình. Bởi lẽ lúc này đất đã không còn quân thù nên nhân dân được sống trong hạnh phúc. Dường như đây cũng chính là mong ước của tác giả khi mà con người được làm chủ cuộc sống của mình. Câu thơ vang lên chất chứa nhiều niềm vui của tác giả. Vậy qua đây, người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương thiết tha của nhà thơ Trần Nhân Tông.

 

4. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng - mẫu số 4:

Nhan đề thường ẩn chứa dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhan đề "Thiên trường vãn vọng" cũng vậy. Khi dịch sang thì nó được hiểu là "Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà". Vào buổi chiều muộn, tác giả từ trong phủ Thiên Trường trông ra để thấy được vẻ đẹp của quê hương. Nhan đề bài thơ đã gợi địa điểm, thời gian Trần Nhân Tông cảm nhận vẻ đẹp của đất nước. Không chỉ có thế còn giúp người đọc thấy được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Nhà thơ là người có tâm hồn thanh cao, yêu đời và luôn hướng về vẻ đẹp của đất nước.

 

5. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên trường vãn vọng - mẫu số 5:

Bài thơ "Thiên trường vãn vọng" đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh quê hương thật thanh bình. Khi mà xóm trước, thôn sau chìm dần vào trong sương khói của buổi chiều tà càng khiến lòng người thi sĩ nhiều xúc cảm khác nhau. Hình ảnh so sánh "Bán vô bán hữu tịch dương biên" gợi tả cảnh thôn xóm lúc chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Qua đây tác giả đã thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi chốn quê. Điều đó tạo cảm giác như chốn bồng lai tiên cảnh. Từ đó, độc giả có thể cảm nhận được cảnh vật đậm đà hồn quê, hài hòa giữa tâm hồn và thiên nhiên.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-nhan-de-hoac-hinh-anh-dac-sac-trong-thien-truong-van-vong-76270n.aspx
Hi vọng bài mẫu bên trên sẽ giúp các em có thêm định hướng khi làm bài. Từ đó có thể học môn Ngữ văn tốt hơn.

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Viet doan van cam nhan ve nhan de hoac hinh anh dac sac trong Thien truong van vong

, Viet doan van khoang 7 den 9 cau trinh bay cam nhan cua em ve nhan de hoac mot hinh anh dac sac trong bai tho Thien Truong van vong, Cam nhan ve nhan de hoac mot hinh anh dac sac trong Thien truong van vong hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới