Soạn bài Từ nghĩa địa phương và biệt ngữ xã hội

Nội dung soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết để các em có thể hoàn thành bài tập trang 56 SGK Ngữ văn 8 tập 1, qua việc giải bài tập, các em sẽ phân biệt sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai tu nghia dia phuong va biet ngu xa hoi

Soạn bài Từ nghĩa địa phương và biệt ngữ xã hội trang 56 SGK Ngữ văn 8 tập 1

 

SOẠN BÀI TỪ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI (NGẮN 1)

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
- Bắp và bẹ 🡪 Đây là từ địa phương
- Ngô 🡪 Đây là từ ngữ toàn dân.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

a. Trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng “mẹ” nhưng có chỗ tác giả lại dùng “mợ”. Bởi, tác giả dùng “mẹ” khi đối tượng hướng đến là độc giả (toàn dân), dùng “mợ” khi đối tượng là cô mình (cùng địa phương).
- Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp thượng lưu, trung lưu được gọi bằng “cậu, mợ

b.
- Ngỗng 🡪 tức là điểm 2
- Trúng tủ 🡪 tức là thi vào phần bài tập mình đã ôn luyện.
🡪 Tầng lớp sử dụng: học sinh hiện nay

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1.
Những điểm cần chú ý:
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Nếu chúng ta lạm dụng người nói, người nghe có thể sẽ không hiểu được ý nghĩa, nội dung câu nói.
- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải căn cứ vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

 Câu 2.
Mục đích:
- Tô đậm màu sắc địa phương, tăng sức biểu cảm
- Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật

IV. LUYỆN TẬP

Câu 1.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Chén

Bát

Vừng

Nào, đâu

Răng

Sao

Tía

Bố

Câu 2.

Tầng lớp

Từ

Nghĩa

Minh họa

Học sinh

Phao

Tài liệu copy

Nay mình mang phao vào phòng thi Lan ạ

Ngỗng

Điểm 2

Buồn quá, nay bị cô giáo cho ăn ngay con ngỗng

Gậy

Điểm 1

Bài kiểm tra vừa rồi cô chấm cho 1 gậy

Câu 3.
- Trường hợp (a) nên dùng từ ngữ địa phương
- Các trường hợp b, c, d, e, g không nên dùng từ ngữ địa phương

Câu 4.

Con đi tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền
                                                             (Bầm ơi – Tố Hữu)
Hay
Biết răng chừ cá gáy hóa rồng
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
                                                                      (Ca dao)


SOẠN BÀI TỪ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI (NGẮN 2)

Từ ngữ địa phương

- Từ địa phương: bắp, bẹ
- Từ ngữ toàn dân: ngô

Biệt ngữ xã hội

a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.
b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.
Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong văn thơ các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.

LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
soan bai tu nghia dia phuong va biet ngu xa hoi 1

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:
+ ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0): Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.
+ phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
- Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4* (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số câu ca dao, hò, vè của địa phương:
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(Ca dao)
(tê – kia, ni – này)
 

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 8 hơn

- Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

 

SOẠN BÀI TỪ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI (NGẮN 2)

I.Từ ngữ địa phương
- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”.Từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương, “ngô” là từ ngừ toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội
a. Trong đoạn văn của Nguyên Hồng tác giả dùng mẹ trong lời kể với độc giả, và mợ trong câu đáp với người cô hai người cùng tầng lớp xã hội. Mợ và mẹ là hai từ đồng nghĩa. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu. Còn mẹ là từ ngữ toàn dân.
b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã ôn, đã học kĩ. Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Câu 1: (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý: Không nên lạm dụng phải sử dụng phù hợp đối tượng giao tiếp (độ tuổi, tầng lớp,...), phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc lạm dụng có thể gây khăn trong giao tiếp cũng như tác động tiêu cực tới tâm lí người đối thoại.

Câu 2: (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong các đoạn thơ, văn trên tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mô, bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ni, ca, dằm thượng, mối nhằm mục đích đế tô màu sắc địa phương, tính cách của nhân vật và tăng tính biểu cảm.

LUYỆN TẬP
Câu 1: (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
soan bai tu nghia dia phuong va biet ngu xa hoi 2

Câu 2: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Từ ngữ của tầng lớp học sinh:
- “Đúp” học: Không được lên lớp, phải học lại lớp cũ.
Thằng Nam bị đúp do đánh nhau và thi trượt đấy bọn mày ạ.
- “Cúp” học: Trốn tiết, trốn buổi học.
Hôm nay cúp học tiết 3 đi chơi net với tao đi Nam.
- “Phao”: Tài liệu.
Ngày mai thi, mày đã chuẩn bị phao chưa?

Câu 3: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
- Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Chuối đầu vờn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
(Thăm lúa - Trần Hữu Chung)
Từ ngữ địa phương: lổ, răng

----------------------HẾT----------------------

Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Đoạn văn nêu lên tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người, sử dụng hai câu ghép, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-nghia-dia-phuong-va-biet-ngu-xa-hoi-37733n.aspx

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Soạn bài Từ đồng nghĩa
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Từ khoá liên quan:

soan bai tu nghia dia phuong va biet ngu xa hoi

, soan bai tu ngu dia phuong va biet ngu xa hoi chi tiet, soan bai tu ngu dia phuong va biet ngu xa hoi soan van 8,
SOFT LIÊN QUAN
  • Soạn bài chương trình địa phương lớp 7

    Phần Văn và Tập làm văn

    Soạn bài chương trình địa phương lớp 7 với cách soạn bài ngắn gọn và dễ hiểu, nội dung bài soạn văn lớp 7 này bám sát chương trình học của các em trong sách giáo khoa ngữ văn 7, cùng tải bản chi tiết soạn bài chương trình địa phương lớp 7 dưới đây nhé

Tin Mới